Đội lão nông xây cầu nông thôn từ thiện

Hơn 12 năm qua, những lão nông chân đất và một nhà sư ở xã Thuỷ liễu ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đã âm thầm xây dựng gần trăm cây cầu bê tông vững chắc ở vùng nông thôn.

Đặc biệt, những cây cầu này được hình thành một cách bền vững nhờ vào những tấm lòng vàng của các mạnh thường quân, sự tâm huyết, cống hiến của Sư Lý Long Công Danh, trụ trì chùa Thuỷ Liễu và cả đội xây cầu từ thiện của nhà chùa ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

 
Những lão nông đang chuẩn bị vật liệu xây cây cầu mới

Trong những ngày cuối tháng 9, tại chùa Thuỷ Liễu, xã Thủy Liễu gần chục lão nông, người trẻ nhất đã hơn 50 tuổi, lớn tuổi nhất cũng gần 80 tuổi đang chăm chỉ bẻ tay dê, buộc đà sắt…để chuẩn bị  cho đợt đi xây cầu ở xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Đây là cây cầu có chiều ngang 2,6m, dài 30,5m do một mạnh thường quân hỗ trợ tiền và nhà sư Lý Long Công Danh, Trụ trì chùa Thuỷ Liễu nhận xây dựng cùng với đội xây cầu của nhà chùa làm ễn phí ngày công lao động.

Trong cái nắng gay gắt rồi bất chợt mưa rào của tiết trời tháng 9 nhưng các cụ vẫn vui vẻ, ệt mài lao động, người nào việc nấy, thỉnh thoảng được pha trò, góp vui bằng những câu chuyện cười khiến không khí trong chùa Thuỷ Liễu luôn nhộn nhịp, sôi động.

Đội xây cầu từ thiện của chùa Thuỷ Liễu

Ông Nguyễn Văn Tám, 72 tuổi ở xã Thuỷ Liễu cho biết mình đã tham gia làm từ thiện như xây cầu làm đường cùng nhà chùa từ rất lâu. Nhà có ruộng rẫy thì để con cái sản xuất, mình tập trung vào chùa làm từ thiện cho cộng đồng nên thấy rất vui. Trong xã, ai rảnh thì đến làm, đến giờ cơm thì cùng dùng cơm với nhà chùa, nghỉ ngơi tại đây rồi khoẻ thì làm tiếp. Tối thì ai về nhà nấy. Cứ như thế mà đội quân hơn 20 người tham gia làm cầu từ thiện của chùa Thuỷ Liễu đã hình thành và cùng nhau đi khắp nơi trong tỉnh xây những nhịp cầu yêu thương được hơn chục năm nay.

Ông Tám cho biết:

 

"Nhà cách chùa 4 cây số, làm lâu rồi, nhà có làm ruộng nhưng mình lớn tuổi rồi nên để con làm còn mình đi làm công quả ở chùa, giúp ích được gì cho xã hội thì giúp. Vợ con cũng sẵn lòng, thấy làm có ích cho xã hội nên cũng hối mình đi làm. Có đôi khi ăn ở đây, có khi về nhà ăn. Mình làm mệt thì nghỉ, khoẻ thì làm tiếp, cực nhưng mình phát tâm thì không nghĩ đến chuyện cực đâu, mưa gió đêm hôm có khi mình ráng làm cho rồi việc. Mình cột đà, tay dê, buộc sắt… đầy đủ cho một1 cây cầu rồi chuyển đi".

Sư Lý Long Công Danh, Trụ trì chùa Thuỷ Liễu, xã Thuỷ Liễu huyện Gò Quao cho biết sư phát tâm đi làm công tác từ thiện từ năm 2007 đến nay. Ngần ấy năm, sư và đội làm cầu của mình đã xây dựng được 88 cây cầu bê tông vững chãi, chất lượng.

Sư Lý Long Công Danh, Trụ trì chùa Thuỷ Liễu

Thấy chỗ nào còn khó khăn, sư vận động mạnh thường quân kinh phí xây cầu, phần vận động chỉ có chi phí vật liệu xây dựng chứ không tính công lao động. Sau đó, nhà chùa có đội xây cầu từ thiện, đến địa phương nào thì sư phối hợp với địa phương đó vận động thêm ngày công lao động của người dân tại chỗ.

Từ việc làm thiện lương của sư Lý Long Công Danh đã lan toả và hiện nay có hơn 20 người đăng ký cùng đi làm từ thiện với nhà chùa. Nhiều mạnh thường quân cũng tìm đến sư đặt hàng tài trợ xây cầu cho những vùng khó khăn. Sư Công Danh cho biết thêm: ngày trước có học trò làm kiến trúc sư xây dựng hỗ trợ sư phần thiết kế bản vẽ, còn bây giờ thì sư phối hợp với chính quyền địa phương. Ở tại địa phương, sư vận động xây cầu với giá 2 triệu/1m2, nếu đi xa thì giá cao hơn khoảng 2,3 triệu/m2.

 

"Tôi nhận làm và vận động tiền xây dựng một cây cầu chỉ khoảng 80 triệu đồng. Với số tiền này không ai dám nhận làm nhưng mình làm đảm bảo chất lượng, đúng bê tông cốt thép nên người ta mới tin tưởng nên mới đi vận động được, chứ mình làm không tốt người ta mất lòng tin thì mình cũng khó vận động. Nói chung, làm xong đi tới đâu bà con cũng đều nhận xét có chất lượng. Sư làm từ 2007 tới nay cũng mười mấy năm rồi, cầu vẫn còn vững chắc, chưa có chỗ nào xuống cấp phải sửa chữa lại".

Những cây cầu bê tông do đội xây cầu từ thiện của sư Công Danh xây dựng

Không chỉ vận động xây dựng hàng chục cây cầu bê tông ở vùng nông thôn mà sư Lý Long Công Danh còn vận động tập sách, học bổng cho học sinh nghèo, học sinh người dân tộc Khmer, vận động nhiều tổ chức đến khám bệnh, phát thuốc ễn phí cho bà con nghèo… Việc làm của Sư Danh và những tấm lòng vàng thiện nguyện của bà con ở vùng nông thôn Gò Quao đã góp phần rất lớn trong xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Sư Lý Long Công Danh bộc bạch:

 

"Mình thấy mình làm được những điều tốt, bà con anh em ủng hộ mình thì rất là phấn khởi. Mình thấy được bà con tín nhiệm, mình nói được làm được thì thấy rất vui trong lương tâm"..