Dọc miền châu thổ (Bài 1): Từ Tây Đô đến miệt vườn

Có thể nói Tết Nguyên Đán là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất và nhộn nhịp nhất của dân tộc ta. Nếu miền Bắc đón tết trong tiết trời se lạnh, thì ở miền Nam những ngày này nắng xuân giăng đầy khắp ngõ xóm, thị thành.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây: 

 

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Có thể nói Tết Nguyên Đán là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất và nhộn nhịp nhất của dân tộc ta. Nếu Tết Miền Bắc có nhiều nghi thức lễ hội thì Tết ền Nam cũng có nét độc đáo, thú vị riêng.

Đất Nam Bộ phì nhiêu, màu mỡ nhưng cũng chia ra nhiều vùng phong thổ khác nhau, như: xứ rẫy, xứ đồng bưng, đất gò, đất trũng, ệt vườn, ệt thứ, thị thành,…

Để rồi, ở những vùng phong thổ ấy, người dân Nam Bộ lại đón tết bằng những cách khác nhau. 

Tết trên Tây Đô - Miệt vườn ngày ấy

Xuân về trên Cẩm Thi Giang - Tây Đô 

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ – trái tim của vùng đồng bằng châu thổ, chúng tôi rong ruổi qua những con đường, ngõ ngách yên bình của thành phố bên sông mà đi tìm hương vị Tết xưa của mảnh đất Cầm Thi Giang – Tây Đô – ệt vườn ngày ấy.

Tết về, những chồi non bắt đầu trỗi dậy, vạn vật lại bừng lên sức sống vô biên, phố phường khoác lên mình màu áo mới và lòng người cũng hòa chung với đất trời rộng mở, bao la.

Người Tây Đô hào sảng, phóng khoáng, nên trong cách đón Tết, ăn Tết, chơi Tết cũng có sự khác biệt so với những vùng ền khác.

Không mang nặng hình thức, đầy đủ quy tắc lễ nghĩa nhưng Tết của cư dân thành phố bên sông này vẫn thiêng liêng, ấm áp và ý nghĩa.

Ông Lê Thanh Nguyên – một nhà báo đã từng gắn bó cả cuộc đời mình với vùng đất Tây Nam Bộ cho biết, Tết Tây Đô xưa là Tết của màu sắc, đó là màu xanh của dưa hấu Tết, màu vàng của mấy bụi vạn thọ rực sắc trước hiên, màu của mứt tết… Tết về, không chỉ là cái se lạnh của đất trời, là cái nắng rực vàng rãi đầy con lộ đá đỏ, đá xanh, Tết còn về theo nhịp chân con ngựa chạy, theo vòng quay của bánh xe thổ mộ, xe lôi, xe lam ngược xuôi chiều 30 Tết, mang xuân về làm xôn xao ngõ nhỏ xứ đồng.

Ông Lê Thanh Nguyên bồi hồi nhớ lại: "Hồi đó trẻ con thì mong đến ngày tết, được cha mẹ cho mặc đồ mới. Sáng mùng 1 mặc đồ mới chúc tết ông bà, cha mẹ xong là chạy ra đường chơi. Hồi đó, ra đường, xe hai bánh ít lắm, hồi đó chủ yếu là người ta đi xe lôi, phương tiện di chuyển chủ yếu lúc đó. Thành phố lúc đó thì cũng nhỏ lắm, không to như bây giờ. Xe lôi thì luồn lách được vào mấy cái hẻm nhỏ. Tết nhứt là thấy xe lôi thôi, xe lôi chở đầy hoa, trái, bánh mứt. Xe lôi là dấu ấn đậm nhất về tết trong ký ức tuổi thơ của mình. Khách phương xa họ đến quê mình thì họ thích xe lôi lắm. "

Còn với nhà nghiên cứu văn hóa - soạn giả Nhâm Hùng, ông tỏ ra tiếc nuối khi nhớ về Tết tuổi thơ. Tết trong cái chộn rộn đợi chờ một năm dài đăng đẳng, chờ để được mặc áo mới, chờ để được nghe tiếng quết bánh phồng của nhà chú tư, chú bảy kế bên. Tết về để được xem lân, xem pháo, để được hưởng thụ những hình thức giải trí mà chỉ khi Tết đến người ta mới có thời gian thảnh thơi để ngồi thưởng thức. 

Nhớ về tết đô thị của ền sông nước thuở ấy, nhà nghiên cứu – soạn giả Nhâm Hùng cho biết: "Ăn tết ở thành thị thì phải có lân pháo và du xuân, khi đó người ta đến những điểm như: Xem phim, coi cải lương. Ở những góc phố có cái song bầu cua cá cọp. Cái không khí tết xưa vừa đầm ấm, vừa dân giã dân gian, tự nhiên. Trước tết người ta cảm thấy bồn chồn, mong cho đến tết để ăn tết, chơi tết. Cuộc sống không cập rập, không nhanh như bây giờ. Nên người ta ăn tết rất thảnh thơi, rất dân giã, rất cảm xúc."

Theo lời nhà nghiên cứu văn hóa – soạn giả Nhâm Hùng, ở Cần Thơ hồi ấy, tết trên bờ đã nhộn nhịp nhưng tết dưới sông thì còn nhộn nhịp hơn nhiều. ĐBSCL được biết đến với hệ thống sông ngòi chằng chịt, kênh rạch ngoằn ngoèo, bủa vây khắp nơi.

Trước đây, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xuồng, ghe, tàu, thuyền nên chợ tập trung chủ yếu trên sông. Từ đó tạo nên danh tiếng của những khu chợ nổi đồng bằng. Tết về, chợ nổi càng xôm tụ và sắc xuân trên chợ nổi càng khiến người ta say đắm.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng nhớ lại: "Cái chợ nổi bình thường là 5-7 trăm nghe, nhưng đến tết là cả ngàn nghe tấp nập. Nhiều chủng loại ghe, bán nhiều chủng loại hàng hóa. Cái đẹp của chợ nổi lúc đó là bán hoa và quả để người mua về cúng ông bà. Ghe từ ền Sa Đéc đưa hoa xuống bán cho ghe ệt Cà Mau, Bạc Liêu vì xứ đó nước mặn không trồng hoa được. Chúng ta thấy được sự giao thương của các thương hồ ngày xưa rất là tấp nập, thú vị và vui vẻ. Chúng ta đến đó mua từ trái cây, cá khô, vật dụng gia đình cái gì cũng có. Nó mới đúng là cái chợ nổi vào xuân…"

Tết đặc trưng xứ vườn Nam Bộ 

Các loại hoa đặc trưng Nam Bộ khoe sắc dịp xuân về 

Xuôi theo dòng kinh nhỏ, chúng tôi về Phong Điền để tìm lại mùi vị của Tết đặc trưng xứ vườn Nam Bộ.

Theo Ông Nguyễn Văn Chỉnh, ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, ở ệt vườn từ độ giữa tháng Chạp, không khí tết đã bắt đầu nhộn nhịp.

Vào độ này, cơn gió chướng đã đi qua, không khí cũng ấm dần lên và cũng là lúc nhiều nhà bắt đầu gieo hoa vạn thọ, phụng hoàng, mồng gà… để khi tết đến, có những bông hoa do tự tay mình trồng cắm lên bàn thờ tổ tiên, hay có mấy chậu cúc, vạn thọ để quanh nhà cho có không khí xuân ấm áp.

Những ngày này, các bà, các chị đi mua sắm để trang hoàng lại nhà cửa, mua đồ làm bánh mứt.

Có gia đình chuẩn bị chu đáo đến nỗi phải đi chợ mấy bận trong ngày mới sắm đủ cho ba ngày tết. Chiều 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Táo về Trời, tới ngày 30 thì làm mâm cơm đón ông Táo.

Ngày rước ông Táo cũng là ngày “rước ông bà” về với con cháu. Bếp trong nhà đỏ lửa từ hôm nay. Trong ngày cuối năm, nhiều nhà gom lại xẻ thịt một con heo rồi chia nhau để làm món heo kho rệu.

Ngoài ra, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu nồi bánh tét. Những khoanh bánh tét được bày ra đĩa, cùng với thịt heo kho rệu (kho kỹ vài lần cho ếng mỡ trong veo) dâng lên bàn thờ trong mâm cơm cúng tất niên như là sự báo đáp công ơn với người xa khuất. Tất cả phải được tự tay làm lấy.

Đó là cách mà người dân ệt vườn giáo dục con cháu dù có bận bịu cũng không quên ngày tết sum vầy, cùng làm, cùng thành kính tổ tiên và cùng nhau thưởng thức.

Ông Nguyễn Văn Chỉnh tâm sự: "Chính mình tự làm ra nhiều món bánh rồi dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ thì điều đó là niềm phấn khởi cho chính mình và gia đình. tự tay mình làm thì để cúng ông bà đó là kỉ niệm để sau này nhắc nhở con cháu không được quên truyền thống này. Có lẽ với người ền Tây Nam Bộ xưa, dù đô thị hay ệt vườn thì âm thanh của tiếng quết bánh phồng vẫn là thứ âm thanh khó quên nhất báo hiệu một mùa Tết."

Nói như nhà nghiên cứu văn hóa Trương Thanh Hùng - Ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: “nghe có tiếng quết bánh phồng là nghe có Tết”: "Cái tiếng quết bánh phồng là nghe có tết, rồi người lớn tuổi nướng bánh phồng cho trẻ, lúc đó tui còn nhỏ ngồi quanh bếp nướng nó thú vụ vô cùng. Vừa nướng vừa vuốt bằng lửa rơm hay lắm. Trẻ em xung quanh ăn bánh phồng rồi chơi những bài vè tạo ra không khí đầm ấm."  

Với người ệt đồng, giao thừa là thời khắc được đón đợi nhất. Người lớn trông tới giao thừa, để bày mâm cơm cúng mừng năm mới, cầu cho một năm bình an, cây lúa phát triển tốt, con heo con gà nuôi mau lớn, thời tiết thuận hòa, con cháu học hành tấn đạt, bạn bè được nhiều may mắn.

Cư dân Nam Bộ hay lo cho người hơn lo cho mình, nên trong câu khấn đầu năm cũng dành cho hết thảy bà con, dòng họ, xóm giềng… sau mới tới mình.

Trong thời khắc giao thừa, người ệt vườn chờ đợi khoảnh khắc được âm thanh của một con vật nào đó. Nhà nghiên cứu văn hóa – soạn giả Nhâm Hùng lý giải: "Hồi xưa thì ông bà mình cúng giao thừa rồi chờ con gì ra đời. Ví dụ nghe con gà nó gáy lúc 12h đêm, thì ông bà mình quan niệm là năm nay may mắn. Còn bây giờ thì không còn mấy ai ngồi chờ giao thừa như ngày xưa nữa. Sau đêm giao thừa, đến sáng mồng Một, cư dân ệt vườn đến nhà bà con, hàng xóm để trước tiên là thắp cây hương lên bàn thờ, sau là chúc nhau những điều may mắn đầu năm. Trẻ con thì luôn háo hức đón đợi bao lì xì. Còn người lớn cũng bày mâm cỗ dù nhỏ dù lớn để mời khách, uống ít thôi, một ly cũng được, ăn một ếng dưa kiệu muối chua, như thế là đã đủ thành tâm cho một lời chúc mừng năm mới. Để rồi trong sắc xuân giao hòa, người ệt vườn lại trải chiếu dưới hiên, nắn phím so dây mà chơi tài tử. Cung điệu bổng trầm, khi nhặt khi khoan, lời ca tiếng đờn cứ làm lòng người lâng lâng khó tả."

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại, tết cũng có nhiều đổi thay, nhưng Tết ền Tây bao giờ cũng đặc biệt trong lòng những người con ền Tây.

Nếu ai đã từng được đón tết ở ền Tây Nam Bộ mới thấy tết ở đây không quá ồn ào, không quá nhộn nhịp như nhiều vùng ền khác, nhưng lại rất ấm áp, chân tình.

Miền Tây - quê hương của những cánh đồng lúa bạt ngàn, của những đàn cò bay thẳng cánh, của những vườn cây trái trĩu cành, của những người con thật thà, chất phác, Tết luôn là dịp để trở về, để đoàn tụ, để gửi nhau những lời chúc bình an. Tết còn là dịp để gắn kết tình làng, nghĩa xóm.