Doanh nghiệp gặp khó vì giá cước vận tải biển tăng cao (Phần 2)

Theo nhận định của ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam (MXV), câu chuyện về biển Đỏ có thể sẽ chỉ là khởi đầu cho một giai đoạn bất ổn của tuyến vận tải hàng hải trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Phần 1 đã ghi nhận thực trạng bất ổn của tuyến vận tải hàng hải, đặc biệt là giá cước vận tải biển tăng cao từ tình hình căng thẳng biển Đỏ, khiến nhiều doanh nghiệp đều đang xoay xở để giữ đơn hàng, đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng.

Theo nhận định của ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam (MXV), câu chuyện về biển Đỏ có thể sẽ chỉ là khởi đầu cho một giai đoạn bất ổn của tuyến vận tải hàng hải trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, việc lường trước các điểm nóng xung đột và tìm cách tháo gỡ, “né” các điểm nóng là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Phạm Quang Anh cho biết: "Né ở đây có nghĩa là chúng ta phải đa dạng các thị trường đối tác, nếu quá tập trung vào một thị trường nào đó, mà gặp phải tình trạng gián đoạn vận tải, hàng hóa của Việt Nam sẽ bị tồn đọng và ảnh hưởng rất lớn tới giá trị xuất khẩu. Thứ hai là phải luôn có 2 phương án vận tải, một để dự phòng khi tuyến đường chính bị ảnh hưởng.  Trong một số trường hợp, tuyến đường xa hơn lại có chi phí rẻ hơn và thời gian vận chuyển nhanh hơn do không bị gián đoạn".

Trong khi đó, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp phải tiết kiệm từng khâu để giảm chi phí: "Khuyến cáo với các doanh nghiệp vận tải thì cố gắng giảm các chi phí ở các khâu khác. Bởi trong chuỗi cung ứng logistic có rất nhiều khâu từ cảng, xếp hàng, bốc dỡ thì cố gắng giảm các chi phí đó càng nhiều càng tốt. Thứ 2 nữa là khi đàm phán với các hãng tàu nước ngoài thì cần chủ động đàm phán làm sao đúng với bản chất của việc tăng thêm. Cũng có những trường hơp hãng tàu lợi dụng việc này để tăng giá cước lên. Và các doanh nghiệp cũng cần cập nhật tình hình biển Đỏ".

Ảnh nh họa: splash247

Dù đồng tình và chia sẻ về các tác động khách quan khiến thời gian vận chuyển lâu hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, chi phí, phụ phí tăng lên, nhưng làm sao để tránh việc đẩy giá lên cao nhưng lại khó kiểm soát - là vấn đề được ông Đậu Anh Tuấn - Phó TTK Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đặt ra:

"Đúng là tăng giá, nhưng vấn đề  là có công bằng, công khai, nh bạch hay không? Cái này có lẽ là các doanh nghiệp và các hãng tàu, các chủ thể có liên quan đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic có lẽ cần phải giải quyết vấn đề này. Và vai trò của Nhà nước ở đây thì tôi cho rằng cũng rất quan trọng. Bởi vì cái quan hệ ở đay thì rõ ràng có những doanh nghiệp yếu thế hơn, có những ngành hàng yếu thế hơn. Cho nên là cũng như bất cứ ngành hàng nào thì Nhà nước cần phải can thiệp để bảo vệ những doanh nghiệp yếu thế hơn trong chuỗi mắt xích này"

Ghi nhận và đánh giá cao các khuyến nghị giải pháp của các cơ quan bộ ngành, doanh nghiệp đưa ra, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương đề nghị các hãng tàu trong bối cảnh hiện nay duy trì tuyến, nhanh chóng đưa container rỗng về, thực hiện đúng quy định về giá cước, phụ phí; Đồng thời nghiên cứu, xem xét thêm phương thức vận tải đa phương thức kết hợp với đường sắt, đường biển và đường hàng không…

Về phía các hiệp hội doanh nghiẹp, ngành hàng, ông Trần Thanh Hải cho rằng: "Đối với Hiệp hội doanh nghiệp vụ logistics và các chủ tàu chủ hàng cũng như các hiệp hội trong lĩnh vực logistics thì chúng tôi cũng đề nghị là tiếp tục bám sát tình hình, phối hợp với các doanh nghiệp, hãng tàu cũng như các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có những thuận lợi lớn nhất trong việc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thương mại quốc tế; Và các Hiệp hội ngành hàng thì cũng có khuyến cáo cho hội viên của chúng ta theo dõi sát sự việc và chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó. Bởi không có sự kiện Biển Đỏ thì rất có thể lại có một sự kiện khác nó cũng có tác động tương tự như vậy".

Đối với các doanh nghiệp trước tình hình tăng cước giá vận tải biển do căng thẳng trên Biển Đỏ, ông Phạm Quang Anh cũng nhấn mạnh về việc mua bảo hiểm hàng hoá: "Việc mua bảo hiểm hàng hóa cũng là điều bắt buộc đối với các lô hàng xuất khẩu giá trị lớn. Các biện pháp này sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam an tâm hơn trước những biến động khó lường trước".

Theo các chuyên gia, trước mắt, để ứng phó với tình hình, doanh nghiệp cần chủ động phương án đàm phán với các đối tác để giãn thời gian giao/nhận hàng. Cùng với đó, cũng cần tính đến việc mua bảo hiểm để tránh rủi ro khi chậm trễ trong việc giao/nhận hàng hóa.

Nhưng lâu dài, vẫn phải là sự phát triển đồng bộ của ngành logistics với sự chủ động về hệ thống kho lạnh, hệ thống cung ứng container lạnh… Có như vậy mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng.