Doanh nghiệp gặp khó do thiếu lao động

Những biến động nhanh chóng và liên tục trong thời gian qua khiến không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, duy trì hoạt động.

Đến thời điểm hiện tại, khi hoạt động sản xuất và đơn hàng bắt đầu ổn định trở lại, các doanh nghiệp bước vào cao điểm sản xuất cuối năm thì họ lại đối mặt với tình trạng khó tuyển dụng được lao động phù hợp và chỉ có thể tuyển nhỏ giọt. 

Đến thăm một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang những ngày này, không khó bắt gặp không khí làm việc hăng say của người lao động để kịp hoàn thành các đơn hàng những tháng cuối năm. Với doanh nghiệp, đây là thời điểm vàng để tăng tốc sản xuất, bù đắp cho những giai đoạn khó khăn đã qua. Còn với người lao động, họ không chỉ vui vì có việc làm mà còn vì được làm việc trên chính quê hương, không còn phải đi làm xa.  

Tuy nhiên, đó không phải là thực tế tại toàn bộ doanh nghiệp, khi theo khi nhận hiễn vẫn còn một số đơn vị đang loay hoay bài toàn tuyển dụng và giữ chân người lao động, đặc biệt đối với những doanh nghiệp phải sử dụng lực lượng lao động lớn. Ông Vũ Minh Đức, Giám đốc Nhân sự, Công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang thông tin:

"Chúng tôi đang có khoảng 5.200 lao động, trong đó Hậu Giang chiếm khoảng 40%. Như vậy so với tình hình hoạt động thì nếu gia tăng sản xuất thì chúng tôi rất cần lực lượng lao động."

Doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động thời điểm hiện tại

Khó tuyển dụng lao động cũng là tình trạng mà Công ty TNHH JIA ZHI, Thành phố Vị Thanh đang gặp phải. Ông Bùi Đông Thiên, Giám đốc Công ty, cho biết thêm:

"Trong thời gian sắp tới, công ty cũng đang mở rộng sản xuất và có nhu cầu tuyển thêm 1.000 lao động. Nhưng hiện tại, lao động nữ tại địa phương thì cũng đã bão hòa rồi. Mặc dù số lượng người lao động tại địa phương này rất là lớn, công ty cũng đang mong muốn có thể tuyển thêm được nhiều lao động phù hợp để lao động sản xuất."

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho hơn 13.500 lao động, đạt hơn 90% kế hoạch năm, tăng gần 37% so với cùng kỳ. Lao động có việc làm trong các ngành kinh tế có xu hướng tăng do các hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi và phát triển tốt nên cung ứng nhiều việc làm cho thị trường lao động.

Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay, lao động qua đào tạo của tỉnh còn thấp, chất lượng chưa cao, trong khi nhu cầu của người sử dụng lao động đòi hỏi phải là công nhân lành nghề, có tay nghề cao, đây là điều các cấp lãnh đạo Tỉnh đang quan tâm và khẩn trương tìm giải pháp.

Ông Nguyễn Chí Tâm, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết: "Đào tạo là một vòng lẩn quẩn. Bây giờ nếu đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp. Nếu nói cấp độ hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp, như vậy thì làm sao đáp ứng được yêu cầu 50-70 công nhân của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù khác nhau. Cái khó thứ 2, đào tạo không đồng bộ. Mỗi doanh nghiệp không phải phát sinh vào cùng 1 lúc, nhưng nếu trên này mình đào tạo một lúc 50-70 hoặc vài trăm công nhân thì nó lại không đáp ứng tính đặc thù của doanh nghiệp."

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp về thiếu hụt lực lượng lao động. Đồng thời cho biết, tỉnh khuyến khích lao động đi làm ăn xa trở về quê hương làm việc tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh:

"Chúng tôi đã ký kết với Đại học Cần Thơ và các đơn vị khác, cũng như các tỉnh thành ĐBSCL để có lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp. Các trường Đại học, các cơ sở giáo dục cũng cần thay đổi cách thức đào tạo, giáo dục. Tôi nghĩ rằng giữa đào tạo, giữa doanh nghiệp, giữa chính quyền và người học phải có thay đổi khác hơn."

Để lao động không phải ly hương, doanh nghiệp có nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu sản xuất thì các địa phương ở ền Tây đang có nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng lao động bằng cách đào tạo sát với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân luồng từ cấp học phổ thông, phối hợp với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu sử dụng. Còn với nhiều lao động, họ cho rằng khi có mức tiền lương chế đế độ cạnh tranh, họ sẽ sẵn sàng làm việc tại chính quê nhà.