Doanh nghiệp EU lạc quan vào tăng trưởng của Việt Nam Quý 3

Nhiều doanh nghiệp châu Âu dự đoán, nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hoặc cải thiện trong quý 3.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin trong nước và thế giới

# Với đà hồi phục kinh tế mạnh mẽ, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, GDP của VN sẽ đạt 6% trong năm nay và 7,2% năm 2023. 

Tương tự, trong báo cáo vừa cập nhật tháng 7, ngân hàng HSBC cũng vừa nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay từ 6,6% lên 6,9%.

# Nhiều DN XK thủy hải sản lo ngại, nếu Mỹ áp dụng chính sách giảm thuế cho hàng hóa Trung Quốc, doanh nghiệp Việt sẽ bị mất thị phần, trong đó có mặt hàng cá ngừ. 

Thông tin khả quan hơn là từ đầu năm, XK cà-phê đã tăng gần 50% về trị giá, giúp VN tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 thế giới về XK mặt hàng này. 

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, GDP của VN sẽ đạt 6% trong năm nay và 7,2% năm 2023 - Ảnh nh họa Lao động

# Đáng chú ý, sau khi tăng trong quý 1, niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp châu Âu đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam giảm nhẹ, mức 4,4 điểm phần trăm trong quý 2, theo Chỉ số Môi trường Kinh doanh do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố.

Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết: "Niềm tin kinh doanh của các nhà đầu tư và doanh nghiệp châu Âu tại VN giảm nhẹ trong quý 2. Mặc dù tăng trưởng nội tại là vẫn có song trước những biến động từ kinh tế thế giới như xung đột Ukraina, lạm phát toàn cầu đã làm giảm niềm tin kinh doanh của các nhà đầu tư".

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp châu Âu vẫn dự đoán, nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hoặc cải thiện trong quý 3. 

Ông Nguyễn Hải Minh cho biết thêm: "Về cơ bản, các doanh nghiệp châu Âu vẫn có sự lạc quan nhất định vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong quý 3. Đa số các doanh nghiệp đều cho rằng sẽ giữ nguyên, thậm chí tăng quy mô đầu tư trong quý 3. 79% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết rất kỳ vọng vào phát triển của Việt Nam".

Nhiều doanh nghiệp dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hoặc cải thiện trong quý 3. (Ảnh nh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

# Hà Nội vừa quyết định thành lập BCĐ đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xử lý dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.

Còn tại TPHCM, trong quý II, mặt bằng giá căn hộ đã ghi nhận mức tăng 3% so với quý trước, vọt lên ngưỡng trung bình là 65 triệu đồng/m2. 

# Mới đây, hàng loạt ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%/năm, tuy nhiên, ở nhóm NH quốc doanh, mức lãi cao nhất vẫn là 5,6%/năm. 

Và từ đầu tháng 7, giá vé máy bay du lịch hè liên tục phá kỷ lục, do ảnh hưởng của giá nhiên liệu tăng. Tuy nhiên, dù “treo” giá vé rất cao nhưng các hãng hàng không kêu thua lỗ. 

# Đóng cửa hôm qua, thị trường hàng hoá nối dài đà sụt giảm sang ngày thứ 2 liên tiếp. Chỉ có duy nhất nhóm Nông sản giữ được đà phục hồi tuy nhiên mức tăng nhẹ khiến chỉ số hàng hoá MXV- Index chung vẫn giảm hơn 1% xuống 2.501 điểm. GTGD toàn Sở Đạt 4.200 tỷ đồng.

Nhóm Năng lượng suy yếu mạnh nhất khi tất cả các mặt hàng đồng loạt giảm giá. Dầu Brent đã rơi xuống mốc 100 USD/thùng và dầu WTI thậm chí chốt ở mức 98 USD/thùng. Rạng sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô nước này tăng mạnh trong tuần vừa qua. Thông tin này có thể sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá dầu, nhất là khi tâm lý thị trường đã tiêu cực trong suốt tuần này.

# Các chính sách thuế dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump sẽ hết hiệu lực tháng tới, khiến Mỹ cân nhắc giảm thuế với hàng Trung Quốc để ghìm lạm phát.

Còn tại Đức, do khủng hoảng Ukraine, nền kinh tế lớn nhất châu Âu vừa lần đầu đối mặt với thâm hụt thương mại trong ba thập kỷ, cùng với mức nhập siêu một tỷ euro.

# Không chỉ vậy, lực lạm phát ở nhiều nền kinh tế ở châu Á đã tăng lên trong nửa đầu năm nay do giá dầu, khí đốt và than trên thế giới tăng cao, cũng như giá nông sản cao hơn.

Chuyên gia Jihad Azour của Quỹ tiền tệ quốc tế nhận định: "Năm ngoái, một số khu vực, trong đó có châu Á đã trải qua một sự phục hồi tốt hơn mong đợi, do nhu cầu trong nước tăng mạnh, với tăng trưởng GDP thực tế được điều chỉnh. Tuy nhiên, lạm phát cũng tăng mạnh và vẫn ở mức cao. Điều này đã làm giảm không gian chính sách tiền tệ của các quốc gia khi chính sách tài khóa đã bị hạn chế với nợ công cao hơn sau đại dịch".

Đối với các công ty, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đang làm gia tăng áp lực tăng giá đối với nguyên liệu và linh kiện.

Thông tin chứng khoán

Bảng tỷ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

# Thị trường Mỹ đi lên nhẹ trong phiên đêm qua với với tăng 69,86 điểm (+0,23%) trên chỉ số DJIA, 0,36% trên S&P 500 và 0,35% trên Nasdaq. Thị trường giao dịch ổn định sau khi FED công bố biên bản cuộc họp tháng 6, trong đó nhấn mạnh trọng tâm chính sách sẽ hạ nhiệt lạm phát.

# Còn ở trong nước, phiên hôm qua, KLGD đạt 481,7 triệu đơn vị, thu hẹp đáng kể so với phiên liền trước cho thấy áp lực giảm điểm một phần do bên mua còn thận trọng.

# Theo SSI Reseach, với trạng thái hiện tại, chỉ số VNIndex có thể tiếp đà giảm theo quán tính vào đầu phiên hôm nay trước khi xuất hiện nhịp phục hồi theo trạng thái “pull-back” do chỉ số vừa cắt xuống dưới vùng đáy ngắn hạn tháng 5. Vùng hỗ trợ gần của VNIndex là 1.127 điểm, trong khi vùng kháng cự quan trọng là vùng 1.160 – 1.150 điểm.