Định danh số nhà để minh bạch thị trường BĐS nhưng cũng cần bảo mật thông tin

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thúc đẩy triển khai Đề án 06 và phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Đáng chú ý Cục C06 cho biết, quá trình phối hợp với bưu điện, Bộ Công an đang tham mưu giải pháp nh bạch thị trường bất động sản thông qua kế hoạch định danh số nhà. Mục tiêu trước hết là tạo ra mạng lưới định danh bất động sản gắn với mỗi công dân, thuận tiện trong tìm nhà theo địa chỉ, giao hàng, đảm bảo chất lượng phát triển của đô thị.

Và mục tiêu tiếp theo là nh bạch tài sản bất động sản và làm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao khả năng phòng, chống tham nhũng trong đầu tư trên đất.

Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Một số nhà ở TP.HCM (Ảnh nh họa: Dân Trí)

PV: Thưa ông, sau khi thông tin về kế hoạch định danh số nhà được công bố, dư luận đang chia thành nhiều luồng ý kiến. Và có không ít người bày tỏ lo lắng rằng, nếu số nhà được định danh thì sẽ làm lộ thông tin cá nhân và số tài sản sở hữu, gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư, ông nghĩ sao về điều này?

Luật sư Đặng Văn Cường: Thực ra việc sở hữu bao nhiêu tài sản đó là quyền của công dân, pháp luật khuyến khích công dân có thể tạo ra nhiều của cải vật chất, sở hữu nhiều tài sản. Và thứ hai nữa là bất động sản là tài sản có đăng ký quyền sở hữu.

Nếu chúng ta không thực hiện cái việc này thì cũng đã có cơ quan chức năng, ở đây là cơ quan Tài nguyên và Môi trường sẽ là cơ quan thống kê, cấp giấy, quản lý đối với đất đai, nhà ở.

Chính vì vậy ai có bao nhiêu tài sản, và tài sản đó có hợp pháp hay không là các cơ quan chức năng về quản lý đất đai, quản lý nhà ở họ đã có số liệu rồi. Còn cái số liệu đấy có được số hóa hay không, lộ trình như thế nào thì sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.

Thế còn ở đây cái việc lộ lọt thông tin trong môi trường số hiện nay là cái điều đáng lo ngại của rất nhiều người. Cho nên là khi mà cập nhật các thông tin, dữ liệu về hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư thì các cơ quan chức năng chắc chắn cũng sẽ cân nhắc là dữ liệu nào nên cập nhật, dữ liệu nào thì phải có lộ trình.

Vấn đề thứ hai nữa là phải có những biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân khi mà những cái dữ liệu đó được cập nhật và được sử dụng chung liên thông giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

PV: Theo ông, nếu quy định này được áp dụng thì liệu rằng những quy định hiện hành liên quan đến quyền sử dụng đất, sử dụng bất động sản có cần phải thay đổi hay không?

Luật sư Đặng Văn Cường: Bất động sản liên quan đến rất nhiều lĩnh vực luật. Chính vì vậy khi chúng ta thực hiện quản lý đối với bất động sản, việc đầu tiên tôi cho rằng là phải thực hiện thủ tục rà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với toàn bộ các thửa đất mà do tổ chức, cá nhân sử dụng, phải cấp giấy chứng nhận toàn bộ.

Thứ hai nữa là chúng ta phải kiểm soát được câu chuyện là đứng tên hộ, loại bỏ được chuyện đó thì sẽ quản lý được.

Thứ ba là những dữ liệu liên quan đến vấn đề tài nguyên môi trường, liên quan đến xác định chủ sở hữu bất động sản thì chúng ta có thể số hóa những dữ liệu đó, để chúng ta có hệ thống dữ liệu về bất động sản.

Và việc định danh bất động sản này là của ai, nó rất quan trọng trong những vụ án hình sự, để truy tìm tài sản của bị can, bị cáo, để phong tỏa, để ngăn chặn tẩu tán. Thứ hai nữa là trong các cái vụ án dân sự, hành chính liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thì xác định bất động sản là của ai để xác định trách nhiệm dân sự là rất quan trọng.

Tôi cho rằng việc tăng cường quản lý về đất đai, về nhà ở và xác định là cái thửa đất đó, cái ngôi nhà đó là của ai, là rất quan trọng nhưng mà việc quản lý như thế nào, quản lý theo cái phương thức nào, do cơ quan nào là vấn đề cần phải nghiên cứu, tính toán và phải có lộ trình phù hợp để chuyển đổi số. 

PV: Xin cảm ông!