Để loa phường không còn phản cảm

Thông tin về việc Hà Nội muốn khôi phục hoạt động của hệ thống loa phường mấy hôm nay khiến dư luận bùng lên những bình luận, chủ yếu là tiêu cực. Điều đó dễ hiểu, khi có lẽ nhiều người có những trải nghiệm không dễ chịu đối với loa phường. Vậy thì làm thế nào để loa phường không còn phản cảm?

Nhiều người có thể đã rất khó chịu vì bị tiếng loa đánh thức dậy quá sớm. Nhiều người có thể bị làm phiền vì âm thanh quá to, và quá gần. Nhiều người dị ứng vì nội dung phát thanh nhàm chán, và thể hiện vụng về.

Chừng đó đủ để chúng ta ghét loa phường.

Song, cái loa phường vốn không có tội, nó vốn dĩ là một công cụ truyền thông cộng đồng, là một phần hạ tầng thiết yếu đối với các cộng đồng dân cư.

Điều thực chất khiến người dân khó chịu đối với loa phường là việc tổ chức hoạt động của hệ thống này chưa hợp lý.

Vậy thì làm thế nào để loa phường không còn phản cảm?

Trước hết, chúng ta cần nhìn vào bản chất của loa phường. Loa phường là công cụ truyền thông cộng đồng, có phạm vi phường, xã.

Vì là truyền thông cộng đồng, nó chỉ nên được lắp đặt tại các không gian cộng đồng (chợ, quảng trường, sân chơi, trụ sở cơ quan hành chính phường…) ai sợ thì mua nhà tránh mấy chỗ đấy ra.

Điều quan trọng thứ hai là cần nh định mục đích phát sóng. Loa phường là công cụ để phổ biến các thông báo cộng đồng có tác động trực tiếp đến cư dân trong phường, xã. Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đã được quy định trong luật.

Vì vậy, những thông tin ngoài mục đích này cần được cân nhắc, chỉ phát sóng nếu được cộng đồng chấp nhận.

Thời điểm và thời lượng phát sóng cũng là một yếu tố quan trọng. Các thông báo khẩn như thiên tai, thảm họa, các mối nguy hiểm bất ngờ sẽ tự động phát khi cần thiết.

Những thông báo thường lệ nên phát sóng cuối giờ chiều, trong khoảng 17h - 17h30, đó là thời điểm ít ảnh hưởng tiêu cực tới sự riêng tư của cộng đồng.

Thời lượng phát sóng cũng không nên kéo dài quá 15 phút.

Ngoài các thông báo cơ bản, việc bổ sung các thông tin về đời sống cộng đồng một cách hấp dẫn, thiết thực cũng là cách để khiến hệ thống loa phường trở nên hữu ích với người dân ở các cộng đồng dân cư.

 

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi có thể gợi ý một khung chương trình cho bản tin cộng đồng, có thời lượng 11 phút, do VOV Giao thông nghiên cứu.

Khung chương trình gồm 4 tiểu mục, được phân định mức độ nhận biết bằng nhạc tiểu mục.

Trong đó:

Mục Cư dân cần biết (có độ dài 2 phút) là các thông báo từ chính quyền phường, như: dịch vụ công, lịch tiếp công dân, lịch hoạt động cộng đồng.

Mục Cảnh báo rủi ro ( có độ dài 2 phút) đưa thông tin cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong địa bàn như: Sửa đường, công trình xây dựng nguy hiểm, hố ga mất nắp… trộm, cướp, cháy nổ....

Mục Nhịp cầu (dài 2 phút) thông tin về trạng thái đơn thư của công dân đã được tiếp nhận và phản hồi của chính quyền.

Mục Cây cao bóng cả (dài 2 phút) là thông tin về cơ hội được cung cấp dịch vụ hữu ích từ những người hưu trí trong địa bàn. Ví dụ Giờ mở cửa thư viện ễn phí của ông A, lớp tập võ ễn phí của cụ B, Giờ tư vấn pháp luật ễn phí của bà C, clb dạy nghề cho trẻ em của bác D…

Mục Hàng xóm láng giềng (dài 3 phút) có tính chất kết nối cộng đồng như tin buồn, báo hỷ, rao bán nhà cửa tài sản, mai mối, tìm bạn tình gần nhà… thông tin có thu phí để tránh tin rác.

Cuối cùng, là kinh phí và nhân lực. Theo tôi, ngân sách trang bị hạ tầng, vật tư, kinh phí hoạt động nên đến từ nguồn tài trợ tự nguyện của các mạnh thường quân trong cộng đồng, nhân lực nên là các tình nguyện viên từ nguồn cán bộ hưu trí, sinh viên nghỉ hè, gap year trong phường…

Đây là nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng và sẵn sàng tham gia vì cộng đồng nếu đây là công việc được tổ chức một cách nghiêm túc.