Đa dạng hoá chuỗi cung ứng trong bối cảnh thế giới nhiều chuyển biến khó lường

Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để nâng cao khả năng thích ứng của kinh tế Việt Nam trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh nh họa

Đây là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo chuyên đề "Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng" trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ tổ chức mới đây.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển khó lường và khó dự báo, sự cạnh tranh giữa các nước lớn cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác động của các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại đã làm cho vấn đề tự cường trong phát triển được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh: "Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Trong đó, độc lập, tự chủ của nền kinh tế cần được xây dựng trên cơ sở cân bằng và củng cố nội lực, đồng thời phát huy, tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài mang tới".

Theo đó, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giúp thúc đẩy xây dựng và phát triển nền kinh tế sáng tạo, tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ông Nguyễn Đức Hiển nói: "Đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, có khả năng thích ứng cao trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng nhận định, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng đại dịch Covid-19 đã tác động tới nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định: "Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải tổ chức lại chuỗi cung ứng, đổi mới cách thức sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới thông qua việc ứng dụng các thành tựu vượt bậc của công nghệ số. Có thể nói, sự bùng nổ COVID-19 là chất thúc tác đẩy mạnh chuyển đổi số và  đã mang lại cả thách thức và cơ hội cho ngành Công thương Việt Nam".

Theo đó, gián đoạn chuỗi cung ứng đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và đẩy nhanh quá trình đổi mới, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể hơn xu hướng này, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết: "Tương lai của chuỗi cung ứng là số hóa và tự vận hành. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy một số xu hướng đã có từ trước diễn ra nhanh hơn, trong đó dễ nhận thấy nhất là xu hướng tự động hóa, rô-bốt hóa, và chuyển đổi số. Xu hướng này hứa hẹn những lợi ích vô cùng lớn đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày - những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam".

Dù vậy cũng là thách thức không nhỏ bởi sự thiếu thông tin và hiểu biết đúng đắn về chuyển đổi số trong sản xuất, cũng như thiếu nguồn lực để thực hiện. Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Vậy những hạn chế đó là gì? Giải pháp nào cho những bất cập hiện nay? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết tiếp theo.

Thông tin trong nước và quốc tế

Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (Ảnh nh họa)

# Bộ Tài chính cho biết, sắp tới sẽ triển khai những giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. 

# Còn theo The Econost, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch với tốc độ tăng là 11%.

# Thống đốc NHNN vừa yêu cầu ngành ngân hàng, ngoài các giải pháp về lãi suất, cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 

# Bên cạnh đó, kiểm soát tín dụng vào BĐS sẽ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong điều hành chính sách tín dụng của NHNN đến cuối năm.

# Theo đại diện các ngân hàng, xuất khẩu là một trong những lĩnh vực ưu tiên được các ngân hàng thương mại chú trọng từ nay đến cuối năm. 

# Còn Tổng cục Thuế co biết, tính đến đầu tháng 6, số lượng doanh nghiệp, tổ chức đã đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử đạt tỷ lệ 97,9%.

# Sở Xây dựng TPHCM vừa kiến nghị UBND TP bố trí 500 tỷ đồng kiểm định, sửa chữa chung cư cũ trên đại bàn tính đến tháng 6/2022. 

# Trong khi đó, dự báo 6 tháng cuối năm, hai phân khúc BĐS công nghiệp sẽ được khai thác mạnh bao gồm cho thuê đất và cho thuê nhà xưởng xây sẵn.

# Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50%-75% (mức tăng cao thứ 4 thế giới). Đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành du lịch tăng trưởng những tháng cuối năm. 

# Và theo ghi nhận tại TPHCM, sau khi xăng “lập đỉnh” và nhiều nguyên liệu đầu vào tăng giá, nhiều cửa hàng dịch vụ, ăn uống TP.HCM đã tăng giá bán thêm từ 5-10%.   

Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN

# Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Nga dự kiến lợi nhuận tăng mạnh từ xuất khẩu năng lượng và không bị ảnh hưởng nhiều từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

# Ngược lại, các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga đã đẩy các nước châu Âu vào cuộc khủng hoảng lạm phát, khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn sau khi giá năng lượng tăng vọt. 

# Liên nh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua gói trừng phạt thứ sáu với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ nước này. 

# Đáng chú ý, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới trong tháng 5 đã giảm bớt dù giá ngũ cốc và thịt đều tăng. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Chỉ số VNIndex đóng cửa sát mốc tham chiếu, tại 1.290,01 điểm tăng 2,03 điểm (+0,16%) so với phiên trước. Các cổ phiếu Bất động sản, Xây dựng, Thủy sản đột ngột chuyển biến tiêu cực trong phiên, và đây là nguyên nhân gây áp lực lên 2 chỉ số vốn hóa vừa và nhỏ.

# Với chỉ số VNIndex, ngoài nhóm Bất động cản trở đà tăng, nhóm cổ phiếu Ngân hàng cũng tạo sức ép lớn lên chỉ số; cụ thể đó là 3 mã STB, TPB, TCB.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản thị trường tăng khá, lên 15,2 tỷ đồng trên HOSE qua kênh khớp lệnh. Khối ngoại hôm nay giao dịch khá cân bằng khi mua ròng nhẹ +53,3 tỷ đồng trên HOSE.