Công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề bánh tráng Thuận Hưng

“Đỏ lửa” 200 trăm năm, Làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng đã cung ứng ra thị trường hàng triệu chiếc bánh mỗi ngày.

Với công thức pha bột cho sản phẩm thơm, béo, dẻo và nỗ lực tiếp nối nghề truyền thống của nhiều thế hệ, Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng vừa đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).

Bánh tráng dừa mè – 01 trong 03 loại béo nhất được ưa chuộng của Làng bánh tránh Thuận Hưng

Ngày 19/5, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Thốt Nốt phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức lễ trao, nhận Quyết định, Giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm bánh tráng Thuận Hưng.

Làng nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng được hình thành khoảng giữa thế kỷ XIX và trao truyền tiếp nối qua nhiều thế hệ. Được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 1998.

Cho đến nay quy trình sản xuất của bánh tráng Thuận Hưng không có nhiều sự thay đổi, ngoại trừ người làm bánh tráng truyền thống có sử dụng thêm một số loại máy móc để hỗ trợ sức người như: máy xay bột, máy nạo dừa.

Nhưng trong các khâu chính là pha bột, tráng bánh, phơi bánh đều bằng tay và sử dụng kinh nghiệm của người thợ để làm ra chiếc bánh ngon. Sản phẩm chủ yếu của các lò thủ công truyền thống là bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt và bánh tráng dừa mè.

Các khâu pha bột, tráng bánh, phơi bánh đều bằng tay và sử dụng kinh nghiệm của người thợ để làm ra chiếc bánh ngon

Địa phương có 75 hộ hoạt động thường xuyên (phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia), 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp tết Nguyên đán và giải quyết việc làm cho 600 lao động tại địa phương. Trung bình mỗi ngày một cơ sở cho ra lò 1-1,5 thiên bánh (1 thiên: 1000 cái).

Dịp này, Ngân hàng Chính sách xã hội quận Thốt Nốt đã trao quyết định giải ngân cho 6 gia đình ở Làng nghề Bánh tráng Thuận Hưng vay vốn. Mỗi hộ được vay 100 triệu đồng, qua đó có thêm điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm nguyên liệu để làm nghề.

Sau khi nhận quyết định, Thốt Nốt sẽ chú trọng tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia các kỳ hội chợ, hoạt động triển lãm, kết nối cung cầu được tổ chức tại địa phương và tại các tỉnh, thành phố trong nước.

Ngày 19/5, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Thốt Nốt phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức lễ trao, nhận Quyết định, Giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm bánh tráng Thuận Hưng.