Chính thức siết thao túng ngân hàng theo quy định mới từ 1/7

Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024, với những điểm mới đáng chú ý liên quan đến việc siết chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng, đồng thời luật hoá các quy định về nợ xấu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có buổi tiếp ông Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Theo Lãnh đạo Standard Chartered, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức của kinh tế toàn cầu và đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng mà "nhiều nước phát triển phải ghen tỵ".

Và đặc biệt Standard Chartered sẽ mang những kinh nghiệm có được tới Việt Nam để phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM. 

Ảnh: tinnhanhchungkhoan

Được biết thì Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới, sẽ góp phần siết thao túng ngân hàng, đúng không?

Luật các TCTD 2024 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024, với những điểm mới liên quan đến việc siết chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng, đồng thời luật hóa các quy định về nợ xấu.

Bên cạnh đó, Luật mới có những thay đổi rất đáng chú ý, trong đó điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông.

Ngoài ra, Luật Các TCTD năm 2024 cũng đã luật hóa một số quy định về nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

Cũng từ cột mốc ngày 1/7 tới, người lao động được tăng lương tối thiểu. 

Cụ thể, Bộ Chính trị đã có kết luận về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Ảnh nh họa: Vietnam+

Theo đó, kể từ ngày 1/7, người lao đồng làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được tăng lương tối thiểu vùng bình quân là 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng – 280.000 đồng.

Một tín hiệu tích cực khác cũng đang đến từ lĩnh vực du lịch.

Cụ thể, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm 2024 tước tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Điều này sẽ trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng GDP của quốc gia.

Bởi theo VinaCapital, dù lượng mua hàng của khách du lịch nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% doanh số bán lẻ tại Việt Nam, nhưng yếu tố này vẫn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Cũng theo thống kê, lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước dịch COVID-19 và chi tiêu của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng tăng cao tại các khách sạn cao cấp. 

Ảnh nh họa: VnBusiness

Thị trường chứng khoán

Còn với thị trường chứng khoán, đà tăng của VN-Index liệu có tiếp nối trong phiên sáng nay không?

Thị trường vẫn chưa có tín hiệu gì lạc quan. Tâm lý thận trọng của cả bên mua và bán khiến giao dịch ảm đạm, chỉ số VN-Index tiếp diễn xu hướng rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu với thanh khoản ở mức thấp.

Các cổ phiếu trong rổ VN30 tăng giảm đan xen nhưng lực mua có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, VRE, VNM, MSN và VCB đều tăng.

Trái lại, FPT, TCB, MWG và ACB đang gặp phải áp lực bán mạnh và gây áp lực lên VN30-Index.

Nổi bật là ngành vận tải – kho bãi khi sắc xanh sớm xuất hiện từ đầu phiên và tiếp tục được duy trì, nhờ các cổ phiếu: GMD, VTP, PVT, SCS… vẫn đang được lực cầu nâng đỡ khá tốt.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh có phần lấn lướt hơn. Trong đó nổi bật có VCB, BID, VPB và STB... Ngược lại, ACB, MBB, TCB và LPB vẫn đang chịu áp lực bán nhưng mức giảm cũng không đáng kể.

Ngành bất động sản cũng duy trì được sắc xanh khá tích cực nhưng độ rộng vẫn đang nghiêng về phía các mã giảm.

Cụ thể, mức tăng vẫn đang tập trung ở một số mã có vốn hóa lớn như VIC, VRE, NVL, KBC… Trong khi các mã như BCM, KDH, DIG, NLG… vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực bán.

Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm 3 điểm, xuống còn 1.255 điểm./.