Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT để hạ giá xăng

Sáng 30/6, Bộ Tài chính cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.

Ảnh nh họa

Theo Bộ Tài chính, cùng với giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 và giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN).

Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu nhằm góp phần giảm giá mặt hàng xăng dầu, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế.

Cùng với giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31-12 và đề xuất giảm thuế suất ưu đãi nhập khẩu với xăng, Bộ Tài chính nhận định sẽ giúp hạ nhiệt giá xăng dầu trong thời gian tới.

Theo đó, đối với thuế bảo vệ môi tường, Bộ Tài chính đề xuất giảm xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31-12 năm nay với xăng giảm 1.000 đồng/lít, còn các loại dầu giảm 700 đồng/lít, kg.

Bộ Tài chính ước tính, trường hợp nghị quyết được ban hành trong tháng 7 và có hiệu lực từ ngày 1-8 tới đây thì ước giảm thu ngân sách nhà nước cả năm khoảng 20.305 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu xăng và nhằm góp phần giảm chi phí nhập khẩu mặt hàng này, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng từ 20% xuống còn 12%.

Theo tính toán, mỗi lít xăng hiện nay "cõng" khoảng 9.500-10.000 đồng các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường, tương ứng tỷ trọng hơn 30%.

Nếu cộng thêm các loại chi phí định mức kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận định mức thì tỷ trọng thuế, các chi phí trong mỗi lít xăng loại này khoảng 35%.

Thuế bảo vệ môi trường hiện đã được giảm 50%, tức 1.900-2.000 đồng một lít với xăng từ ngày 1/4 đến hết năm nay.