Biên độ HOSE dao động 10% có phù hợp với thị trường chứng khoán trong nước?

Mới đây, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đề xuất nâng biên độ dao động sàn HoSE từ 7% lên 10%. Liệu điều này có cần thiết với thị trường chứng khoán (TTCK0 Việt Nam?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Thông tin tài chính, kinh tế 

# Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu các Bộ khẩn trương nghiên cứu các giải pháp của Bộ Công Thương để tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ hàng hóa, nông sản. 

# Đáng chú ý, từ nay đến cuối năm, để phát triển kinh tế, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu; tận dụng cơ hội từ các FTA và tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 

# Bộ Công Thương vừa đưa ra thông tin về việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. 

# Tính từ đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. 

# Tín dụng tại Hà Nội trong tháng 8 tăng 8,3%, trong khi tại TP.HCM trong tháng 7 cũng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng lưu ý, tiền gửi đang tăng mạnh trở lại. 

# Từ nửa cuối tháng 8 đến nay, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động 0,1-0,3% trong bối cảnh dồi dào thanh khoản và tín dụng tăng chậm do tác động của dịch Covid-19. 

# Do tâm lý “tháng Ngâu” ảnh hưởng đến người mua xe, lượng ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam trong tháng 8 đã giảm mạnh cả về số lượng và giá trị. 

# Thị trường điện máy dịp 2/9 năm nay cũng khá trầm lắng. Dù giảm giá từ 30-50%, nhưng các siêu thị điện máy vẫn đối mặt với nguy cơ giảm doanh thu vì giãn các xã hội, người tiêu dùng khó tiếp cận được sản phẩm. 

# Savills dự báo, mua bán sáp nhập (M&A) bất động sản đang có xu hướng chậm lại từ nay đến cuối năm do giá giao dịch quá cao, khiến các mô hình tài chính không còn hiệu quả.

# Theo CBRE Việt Nam, từ nay đến năm 2023, nguồn cung BĐS công nghiệp ền Bắc dự kiến tăng trung bình 7,4%/năm, còn nguồn cung kho và xưởng xây sẵn sẽ lần lượt tăng 46% và 10%/năm. 

Một cửa hàng thời trang ở Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Theo một khảo sát trên quy mô toàn cầu, 60% CEO của các DN tin tưởng vào sự phát triển nền kinh tế toàn cầu trong 3 năm tới.

# Covid-19 cùng cuộc khủng hoảng thiếu chip đang khiến hàng loạt nhà máy ô tô khắp thế giới của các ông lớn như Toyota, Ford, GM... phải đóng cửa, sản lượng có thể giảm từ 40-60%. 

# Sắp tới, Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) lần thứ 6, nơi các nước châu Á - Thái Bình Dương thảo luận về những vấn đề hợp tác, kinh tế và đầu tư. 

# Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hàn Quốc đã nhất trí đẩy mạnh quan hệ thương mại nhằm giải quyết tình trạng kinh tế sụt giảm do đại dịch COVID-19. 

# Bộ trưởng 11 nước thành viên Hiệp định CPTPP vừa nhất trí thành lập tiểu ban về thương mại điện tử hướng tới thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên thông qua việc số hóa. 

# Một cuộc khảo sát gần đây của eToro cho thấy gần 25% trong số 6.000 nhà đầu tư được khảo sát cho biết có sở hữu tiền điện tử, và con số tăng lên gần 50% đối với nhóm nhà đầu tư trẻ tuổi hơn. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VN-Index và HNX-Index kết phiên hôm nay với mức tăng điểm nhẹ, VN-Index tăng 3,18 điểm, lên 1.334,65 điểm. Tuy nhiên, đáng chú ý là chỉ số VN30 giảm 1.72 điểm khi sắc đỏ có phần thắng thế trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

# Khi mà những ngành vốn hóa lớn trầm lắng thì cổ phiếu hóa chất, sản phẩm từ hóa chất lại bứt phá. Theo đó, RDP, TNC, VAF, BRC tăng kịch trần, trong khi thị giá các mã AAA, CSV, DCM, DPR đi lên đáng kể. 

# Theo SSI Reeseach, Giá trị giao dịch tại HOSE tương đối khả quan (gần 24.5 ngàn tỷ đồng), đạt mức cao nhất kể từ ngày 23/8. Tuy nhiên, giá trị giao dịch HNX (2.83 ngàn tỷ đồng) vẫn ở mức thấp so với mức trung bình tháng 8. 

Cơ quan quản lý chứng khoán cho biết sẽ xem xét nâng biên độ dao động giá chứng khoán trên HoSE lên 10% nếu thực sự cần thiết. Ảnh: Việt Linh

Theo VFCA, sau 20 năm hoạt động và phát triển, TTCK Việt Nam đã có sự thay đổi về chất, ngày càng trở nên nh bạch, rõ ràng hơn. Đặc biệt, Luật chứng khoán 2019 ra đời và được chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2021 đã thể chế hóa và hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán rất nhiều. Do vậy, theo ông Lê Long Giang, Chủ tịch VFCA, việc tăng biên độ dao động trên sàn HOSE nhằm đáp ứng sự phát triển mới của TTCK:

TTCK Việt Nam cũng cần có một lộ trình nâng dần biện độ dao động của thị trường lên tiến gần với chuẩn mực của thế giới. Trước mắt, trong năm 2021, UBCKNN có thể xem xét việc nâng biên độ dao động của sàn HoSE từ 7% lên thành 10% ngang bằng với mức biến động của sàn CK khu vực. 

Đồng tình với đề xuất này, ông Huỳnh Minh Tuấn, CTCK Mirae Asset Việt Nam nhận định đây là xu thế cần thiết để TTCK Việt Nam có sự hấp dẫn với các NĐT, đồng thời phù hợp với chuẩn chung của khu vực và thế giới:

'Biên độ 10% là chuẩn của một số thị trường quanh khu vực. Ví dụ như Thái Lan, ví dụ như Malaysia, Singapore cũng vậy; biên độ 10% cơ bản là mức dao động bình thường. 

Ông Lê Đức Khánh, GĐ phát triển đầu tư, CTCK VPS cho rằng, điều chỉnh biên độ dao động giá sẽ kích thích tăng quy mô và thanh khoản, tăng tính hấp dẫn cho NĐT. Ngoài ra, vẫn còn có thể nới rộng biên độ bởi hiện nay, các cổ phiếu của sàn HOSE cơ bản là các cổ phiếu chất lượng trên thị trường. Trong khi đó, biên độ dao động lại thấp hơn các sàn giao dịch khác trong nước:

'Về bản chất thì trên HOSE, các cổ phiếu tương đối chất lượng. Chất lượng hơn cả sàn HNX. Upcom hiện nay còn 15%, HNX 10% rồi".

Ở góc nhìn thận trọng hơn, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam cho rằng sự phát triển của TTCK quốc tế đã đi trước Việt Nam khá lâu, và có nhiều công cụ để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ hơn: 

'Các thị trường quốc tế có rất nhiều kinh nghiệm về xây dựng thị trường, hệ thống chính sách rất tốt, đồng thời họ cũng có những công cụ để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do vậy, mục tiêu của mình bây giờ tạo ra một môi trường đầu tư chứng khoán an toàn để phục vụ NĐT'.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Hải, TTCK Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tạo sự nh bạch cho thị trường, bảo vệ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn thiếu về thông tin, yếu về kinh nghiệm:

'Nâng biên độ chỉ là giải pháp nhỏ thôi. Bây giờ chúng ta đang còn rất nhiều vấn đề tồn tại, chưa giải quyết được thị trường như sàng lọc các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, xây dựng các tổ chức đánh giá tín nhiệm, nâng chuẩn giao dịch của các sàn giao dịch trong nước.

Đến nay, thị trường Việt Nam đã có 9 lần điều chỉnh biên độ từ năm 2000 đến nay, trong đó có 7 lần điều chỉnh tăng và 2 lần điều chỉnh giảm. Về đề xuất nâng biên độ từ 7% lên 10%, theo UBCKNN, Bộ Tài chính, điều này phụ thuộc vào tình hình và biến động của thị trường. Khi thị trường diễn biến xấu thì điều chỉnh giảm biên độ là cần thiết nhằm hạn chế đà giảm sốc. UBCKNN sẽ xem xét, cân nhắc việc điều chỉnh biên độ dao động giá khi thị trường thực sự cần thiết./.