Trước vấn đề trên, Dự án bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ đã được triển khai và thành công trong việc bảo tồn 2,890 hecta đất ngập nước tự nhiên, hướng dẫn người dân khai thác cỏ bàng một cách bền vững. VOV Giao thông đã có dịp gặp gỡ và nghe những chia sẻ từ bạn Phạm Phương Thảo - Giám đốc phát triển thị trường dự án bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ.
PV: Chào Thảo, không biết bắt nguồn từ đâu thì mình lại có dự án bảo tồn đồng cỏ bàng tại tỉnh Kiên Giang ạ?
Bạn Phạm Phương Thảo: Đây là một câu chuyện phía Thảo được làm việc với những bà con tại địa phương cũng như mục tiêu bảo tồn vùng trồng thì dự án này đã được khởi nguồn ra từ ý tưởng đó.
Với việc vùng cỏ bàng tự nhiên tại Việt Nam ngày càng khang hiếm thì việc tạo ra dự án này sẽ giúp vùng trồng cỏ bàng sẽ ngày một lớn hơn cũng như tạo được nguồn cung lớn đến với thị trường làm thủ công mỹ nghệ tốt hơn.
PV: Theo tìm hiểu thì mình thấy dự án giúp bảo tồn đồng cỏ bàng tự nhiên tại Tỉnh Kiên Giang. Vậy ngoài việc bảo tồn đồng cỏ bàng ra thì mình có những hoạt động nào khác giúp cải thiện kinh tế, đời sống bà con khu vực không ạ?
Bạn Phạm Phương Thảo: Hiện tại thì dự án đang tạo ra những bao bì xanh để cung ứng ra thị trường và tạo công ăn việc làm cho bà con tại địa phương. Ngoài ra dựa trên những nghiên cứu của team thì còn có những sản phẩm về trải nghiệm dịch vụ như sử dụng cỏ bàng để đan lát, trải nghiệm cho du khách trong nước cũng như du khách bạn bè quốc tế.
PV: Riêng về sản phẩm thì Thảo có thể chia sẻ kỹ hơn là mình có những sản phẩm nào hay không?
Bạn Phạm Phương Thảo: Có nhiều sản phẩm mà bà con đã làm ra, đầu tiên là chiếu từ cỏ bàng, tụng bàng, bên cạnh là những sản phẩm khác như giỏ, túi xách, nón… Ngoài ra mình còn làm những bao bì xanh để làm giỏ quà tặng tết, tặng doanh nghiệp hay đối tác.
PV: Mình cũng thắc mắc là không biết cách khai thác cỏ bàng khi triển khai dự án thì sẽ khác như thế nào so với cách làm truyền thống trước giờ để bảo vệ những đồng cỏ bàng tự nhiên này?
Bạn Phạm Phương Thảo: Hiện tại thì mình sẽ phân sào ra để trồng, có những sào chỉ để riêng theo mùa vụ, khi tới mùa vụ thì mình mới gặt hái. Những sào còn lại thì mình sẽ tiếp tục trồng, những sào sẽ có những mùa vụ khác nhau để đảm bảo nguồn cung luôn luôn có sản, hạn chế việc cỏ bàng bị tuyệt chủng.
PV: Không biết trong thời gian tới Thảo có dự định phát triển dự án này ở những mảng khác hay ở những tỉnh thành khác hay không ạ?
Bạn Phạm Phương Thảo: Ngoài Kiêng Giang thì mình còn có mô hình ở Cần Thơ. Thảo muốn tăng trải nghiệm của khách hàng khi đến showroom ngoài trải nghiệm cầm nắm sản phẩm thì khách hàng có thể trải nghiệm những buổi workshop làm giỏ từ cỏ bàng. Riêng mô hình này thì mình đang thực hiện tại Cần Thơ nhưng riêng Thảo muốn nhân rộng không chỉ riêng ở Cần thơ mà thảo còn muốn nhân rộng thêm tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước.
PV: Không biết sản phẩm từ cỏ bàng mình làm ra thì được bày bán ở đâu? Ví dụ như Nghĩa, thì Nghĩa muốn mua những sản phẩm từ cỏ bàng thì mình đến đâu để mua
Bạn Phạm Phương Thảo: Thì hiện tại dự án có 1 showroom tại Cần Thơ. Ngoài ra thì dự án có 1 Fanpage là Cô ba Tây Đô, trên đó có những sản phẩm được làm từ cỏ bàng và những sản phẩm về thủ công mỹ nghệ khác, mọi người có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Showroom hoặc có thể liên hệ qua Fanpage để mua sản phẩm.
PV: Cảm ơn bạn rất nhiều về những chia sẻ vừa rồi, chúc dự án của bạn sẽ ngày một thanh công và được nhân rộng hơn nữa.