Bài học lịch sử trực quan nhất gửi đến thế hệ trẻ trong “Chuyến tàu huyền thoại”

Ở tuổi 86, đảm nhận vai người ông, là nhân vật kể chuyện dẫn dắt khán giả qua 5 chương của vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” trên sông Sài Gòn - sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2, Nhà giáo - NSƯT Mạnh Dung cũng là “nhân chứng sống”.

Ông cùng gia đình đã có mặt trên chuyến tàu Sông Hương, chuyến tàu đầu tiên nối liền hai ền Nam - Bắc năm 1975. 

“Tôi cảm thấy vinh dự và tự hào vì mình được đóng góp trong chương trình này. Lễ hội sông nước năm nay đã bước sang mùa thứ hai. Tiếp nối thành công của lần thứ nhất, chương trình lần này chắc chắn mang đến những bài học giá trị cho nhiều thế hệ; tri ân những những người đã tham gia trong những cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, mất mát của dân tộc; đúng vào dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng ền Nam, thống nhất đất nước. Đây là bài học trực quan sinh động nhất, có ý nghĩa nhất đặc biệt với thế hệ trẻ hiểu và cảm nhận về chuyến tàu ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ”.
“Cũng trên Bến Nhà Rồng này, nơi con tàu Sông Hương đầu tiên mà tôi có mặt sau 49 năm, tôi rất xúc động.... Sự chuẩn bị của vở diễn này vô cùng công phu, hoành tráng. Tất cả những buổi tập, nắng cũng như mưa, toàn bộ ê-kip đều không quản ngại. Phải khó khăn lắm mới có được chương trình như thế này”.
“Năm nay tôi đã 86 tuổi, nhưng trách nhiệm của một người công dân sinh sống tại TP.HCM thôi thúc tôi phải đóng góp cho TP này. Bên cạnh đó là nhiệm vụ của một người nghệ sĩ, tôi vẫn đam mê và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Như buổi tổng duyệt hôm nay chẳng hạn, tôi quên cả ăn để tập trung vào vai diễn”.
“Tôi muốn nói rằng, những người dân Việt Nam hãy cùng cộng sức để xây dựng TP mình, đất nước mình. Ai cũng phải có trách nhiệm và đóng góp cho TP, xây dựng cho đất nước; làm cho dòng sông hiền hoà hơn, tươi mát, yên bình và êm đềm hơn, để những chuyến tàu hàng hoá ngày hôm nay xuất bến ra quốc tế mang thương hiệu Việt Nam”
“Con không mất quá nhiều thời gian để học kịch bản của vở diễn bởi con được nghệ sĩ Mạnh Dung hướng dẫn cách diễn, cách thoại như thế nào. Những lúc nghỉ ngơi sau buổi tập, hai ông cháu lại trò chuyện với nhau để màn xuất hiện của hai ông cháu được tự nhiên hơn” - Em Trần Gia Huy, 12 tuổi đảm nhận vai người cháu chia sẻ.
Bà Lê Hải Yến, Tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ 2 với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” cho biết: “Chúng tôi cũng mất nhiều thời gian để casting các nhân vật, từ ngoại hình, giọng nói, cảm xúc, tâm hồn và tình yêu của họ. Ví dụ như nghệ sĩ Mạnh Dung, từng có mặt trên con tàu Sông Hương năm xưa, hay nghệ sĩ Tuấn Lin đã khóc khi hoá thân người thanh niên Nguyễn Tất Thành lên tàu rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước....”

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024, Chương trình nghệ thuật đặc biệt Dòng sông kể chuyện mùa 2 với chủ đề Chuyến tàu huyền thoại với sự tham gia của hơn 1000 diễn viên sẽ diễn ra từ 20h đến 21h30 ngày 31/05/2024 tại Khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn. 

“Chuyến tàu huyền thoại” kể những câu chuyện lịch sử cận đại được diễn ra ngay trên dòng sông Sài Gòn qua 5 chương: Hạ thủy- Cập bến- Ra khơi- Dậy sóng- Vươn xa. Ê-kip thực hiện chương trình đã dành hơn 6 tháng nghiên cứu các chất liệu lịch sử để thực hiện buổi diễn.