Bác sĩ Đinh Hữu Uân: Đừng ngại 2 chữ “tâm thần”

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp chiếm gần 15% dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều người khi có các dấu hiệu mắc rối loạn tâm thần lại ngại đi khám vì sợ bị những người xung quanh xem mình là người điên.

Bác sĩ Đinh Hữu Uân được Hiệp hội Tâm thần Mỹ bầu làm thành viên quốc tế

Hàng năm số trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% các ca tử vong chung trên toàn toàn cầu. Trong số các bệnh không lây nhiễm thì vấn đề rối loạn tâm thần rất phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời.

Năm 2019, ước tính trên thế giới, cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm tăng lên hơn 25%.

Bác sĩ Đinh Hữu Uân tìm hiểu về tình trạng của bệnh nhân

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 15 % dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt (còn gọi là điên). Trên thực tế, tỷ lệ tâm thần phân liệt chỉ chiếm 0,47% dân số. Trong khi trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác.

Từ thực tế 21 năm công tác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương và 5 năm khám chữa bệnh tại Phòng khám chuyên khoa tâm thần Bs Uân (Shop 09, tầng1, toà nhà Park12, khu đô thị Vinhomes Time City Park Hill, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), bác sĩ Đinh Hữu Uân cho biết, do hiểu biết chưa đầy đủ nên nhiều người còn ngại 2 chữ “tâm thần”, cứ thấy các dấu hiệu rối loạn tâm thần là nghĩ đến tâm thần phân liệt (còn gọi là điên). Trong khi đó còn có 9 loại rối loạn tâm thần thường gặp khác.

08-03 Bác sĩ Đinh Hữu Uân trao đổi công việc chuyên môn với các đồng nghiệp

Bác sĩ Đinh Hữu Uân hiện là Phó trưởng bộ môn Tâm thần của khoa Y, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, là Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần Phương Đông. Là thành viên của Hội Tâm thần học Việt Nam, bác sĩ Đinh Hữu Uân được Hiệp hội Tâm thần Mỹ bầu làm thành viên quốc tế.

"Xã hội càng phát triển, số trường hợp mắc bệnh rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng. Chúng tôi mong muốn cộng đồng hiểu biết nhiều hơn nữa về lĩnh vực sức khoẻ tâm thần, thực hiện các biện pháp để dự phòng các rối loạn tâm thần, đừng ngại 2 chữ “tâm thần”.

Nếu có các dấu hiệu về rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm, lo âu, hoàng sợ, stress, đau đầu mãn tính, đau tâm căn, mất ngủ kinh niên, rối loạn tiền đình, chóng mặt, ù tai, ve kêu trong tai, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, ảo giác, đa nghi, ám ảnh thì nên đi khám chuyên khoa Sức khoẻ tâm thần để được điều trị và trị liệu tâm lý", bác sĩ Đinh Hữu Uân chia sẻ.

Bác sĩ Đinh Hữu Uân trao đổi về trị liệu tâm lý

Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng những vấn đề sức khoẻ tâm thần chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em chiếm khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, trước những vấn đề sức khỏe tâm thần đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025.

Mục tiêu chung của kế hoach này là “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”. 

Nơi làm việc của bác sĩ Đinh Hữu Uân tại khu đô thị Times City
Phòng chờ khi người nhà đưa bệnh nhân đến khám