Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mùa mưa: Cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc trừ sâu

Phóng viên - 13/06/2021 | 9:32 (GTM + 7)

Phun xịt thuốc là điều bà con buộc phải làm, nhưng phun xịt vào thời gian nào thì lại là câu chuyện đáng quan tâm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

“Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh” – Đó là một số thông tin cơ bản về tình hình thời tiết được dự báo cho khu vực Nam Bộ trong những ngày giữa tháng 6.

Mặc dù theo dõi bản tin thời tiết thường xuyên nhưng không ít bà con nông dân vẫn lo lắng khi sắp đến ngày phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Bởi nếu chọn thời điểm không chuẩn xác, mưa xuống sẽ cuốn trôi đi lớp thuốc vừa phun xịt trên cây trồng.

"Ví dụ ngày mai xịt thuốc, tối mình bắt vô tuyến mình co thời tiết, sáng mà thấy trời trong là xịt. Còn tới ngày xịt mà trời chuyển mưa thì mình cũng không có xịt.

"Chuyện đó may rủi thôi, xịt trước mà mưa sau lưng thì kém hiệu quả rồi đó, mình đâu biết được đâu".

Ảnh minh họa

Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu hại,.v.v… là những mối lo ngại được bà con trồng lúa nhắc đến trong lúc vụ Hè Thu sớm đang sắp sửa cho thu hoạch. Phun xịt thuốc là điều bà con buộc phải làm, nhưng phun xịt vào thời gian nào thì lại là câu chuyện đáng quan tâm.

Nhiều nông hộ theo dõi kỹ dự báo thời tiết, quan sát hướng mây hướng gió để chọn khung giờ phù hợp, thường phun xịt vào khoảng thời gian sáng sớm.

Nhưng với tình hình thời tiết thất thường, không phải lúc nào bà con cũng chủ động được. Chưa kể, một bộ phận nhỏ bà con nông dân vì bận nhiều công việc nên “rảnh lúc nào thì phun xịt lúc ấy”. Hậu quả phát sinh trước mắt là tổn thất công sức và chi phí mua phân thuốc.

Hậu quả nghiêm trọng hơn là các loại thuốc trừ sâu với độc tố mạnh theo nước mưa chảy xuống ao, mương, ngấm vào đất, vào mạch nước ngầm. Trong khi nhiều nơi vùng sâu vùng xa tại miền Tây, bà con vẫn xem nước từ ao mương là nguồn nước sinh hoạt. Thế nên, hệ lụy là khó lường…

Chưa kể, nguồn nước nuôi thủy sản của bà con có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phun thuốc mà gặp mưa lớn. Bà Tống Thị Hồng Đào, ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: "Được 6 công trồng xoài Đài Loan, xoài Cát Chu, xoài ghép. Trôi hết, nhiều khi đang xịt mà mưa là trôi hết, chảy xuống hầm. Hầm mình tưới thuốc thì đâu có được nuôi cá gì đâu".

Cũng theo bà Đào, những mương liếp quanh vườn xoài của gia đình bà không thể nuôi cá là vì mỗi lần phun thuốc mà gặp mưa rửa trôi thì cá gần như chết sạch. Rõ ràng, nếu không chọn được thời gian phun thuốc hợp lý thì đây là một mối nguy cho môi trường và đặc biệt là sức khỏe con người.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Văn Tuấn – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nêu khuyến cáo: Rải phân thì người ta rút nước ra bớt rồi mới rải phân trên ruộng lúa, mưa xuống không sao vì vẫn ở đó. Còn khi xịt thuốc, người ta sẽ quan sát thời tiết rất kỹ, thường thì xịt buổi sáng sớm, khoảng tới 9h, hạn chế được mưa. Còn sau đó, buổi chiều, người ta ít phun xịt lắm.

Mùa mưa, nước đọng, độ ẩm cao là điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Việc mà bà con nông dân cần lưu tâm không chỉ là chọn khung giờ phun xịt thuốc hợp lý mà còn là chọn cách sản xuất phù hợp để giảm lượng phân thuốc hóa học.

Đây là một trong nhưng nỗi trăn trở của GS.TS Võ Tòng Xuân sau nhiều năm gắn bó với đời sống và hoạt động sản xuất của bà con nông dân: "Bà con nông dân phải thấy rằng việc bà con áp dụng hóa chất nông nghiệp trong 20 – 30 năm qua là một việc mà có thể nói là thương lái trên thế giới đều biết hết. Họ rất sợ cái này… Trong một vụ lúa thôi, hoặc một vụ xoài, xịt thuốc, phân không dưới 12 lần đâu. Cái này là cái rất nguy hiểm cho nông nghiệp của mình".

Giảm thiểu sử dụng phân hóa học

Qua chia sẻ của GS.TS Võ Tòng Xuân cũng như thực tế sản xuất tại nhiều địa phương, chúng ta dễ dàng nhận ra một thực tế là hiện nay, việc sử dụng phân thuốc hóa học trên cây trồng đang ít nhiều bị lạm dụng. Điều này gây hại đến môi trường, sức khỏe con người, sức khỏe vật nuôi và ảnh hưởng đến chất lượng đất – nước cho các vụ sản xuất kế tiếp. 

Nhắc đến hạn chế phân thuốc hóa học, đầu tiên không thể bỏ qua là sử dụng các loại chế phẩm sinh học, được điều chế từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên, thân thiện với môi trường, như rong rêu hay tỏi ớt,… Có nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau, phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi hay ngành thủy sản. Theo ông Nguyễn Vĩnh Phúc – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, tác dụng mà các chế phẩm sinh học mang lại có thể không nhanh bằng phân thuốc hóa học, nhưng tính thân thiện với môi trường là điểm cộng lớn nhất để bà con cân nhắc sử dụng các chế phẩm này.

Thứ hai là phát huy vai trò của các loại thiên địch có trong ruộng vườn. Theo đó, thiên địch là cách gọi những sinh vật có khả năng diệt trừ sâu hại, bảo vệ sức khỏe cây trồng theo một cách tự nhiên nhất.

Để dẫn dụ thiên địch, ví dụ như kiến vàng, kinh nghiệm của nhiều nhà vườn là mang tổ kiến vàng từ nơi khác về, thường xuyên cung cấp thức ăn như đường, mật mía để dụ kiến ở lại. Hay với các loại sâu cắn phá cây trồng, thiên địch của chúng là ong ký sinh.

Kinh nghiệm được tích lũy là trồng các loại hoa quanh vườn để dẫn dụ ong bay đến. Hình ảnh những thảm hoa mười giờ, hoa sao nhái rực rỡ trong mô hình “ruộng lúa - bờ hoa” đã khiến nhiều người thích thú khi ngắm nhìn.

Thực tế trong mùa mưa, việc sử dụng không hiệu quả, phun xịt sai cách, sai thời điểm chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến phun đi phun lại nhiều lần. Thế nên, vẫn rất cần sự chủ động của người nông dân trong việc lựa chọn khung giờ hợp lý nhất.

Giữa nền kinh tế thị trường, vai trò của người nông dân không chỉ dừng lại ở việc bỏ sức ra “cày sâu cuốc bẫm” mà còn phải tìm hiểu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cập nhật tin tức hàng ngày. Có như vậy, việc sử dụng phân thuốc phòng trừ sâu bệnh mới có thể hiệu quả, đỡ thất thoát, lại không gây hại cho môi trường.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc  TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

// //