Để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trong giai đoạn thực hiễn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Hiện nay, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo như “đi chợ giúp người dân”, “chợ không đồng di động”...
Tại thành phố Cần Thơ, hiện nay, mô hình “mang chợ ra phố” đang được triển khai và được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Ông Hà Vũ Sơn- Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ đã có những chia sẻ về mô hình này:
PV:Thưa ông, mô hình “mang chợ ra phố” tại thành phố Cần Thơ hiện nay đang được triển khai thực hiện ra sao?
Ông Hà Vũ Sơn: Chợ ra phố này là do sau khi thực hiện Chỉ thị 16 theo chỉ đạo của Thủ tướng, các chợ truyền thống, chợ tạm phải đóng cửa.
Dưới sự chỉ đọa của Ban chỉ đạo Thành phố, mình mang chợ ra phố. Các hộ tiểu thương thì cho bán nhưng đảm bảo “5k”, các khoảng cách giữa người bán và người mua và cách thức thu tiền.
Hiện nay 9 quận, huyện trên địa bàn đều có tổ chức chương trình “mang chợ ra phố” để phục vụ cho bà con mà chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như thịt, rau, củ quả…
Đồng thời cũng kết nối với các hộ nông dân đang trồng các loại rau củ, họ sẽ cung cấp cho các huyện đó. Còn trên hệ thống của thành phố thì có nhiều kênh phân phối.
Mình chia ra để không thiếu hàng thiết yếu cho bà con, hạn chế thấp nhất việc bà con ra đường, ảnh hưởng đến công tác chống dịch của mình.
PV: Bà con đến mua bán tại chợ có đảm bảo các quy định an toàn phòng chống dịch khôngg?
Ông Hà Vũ Sơn: Lúc đầu do sức mua của bà con lớn nhưng cũng đã chỉ đạo các địa phương kết hợp với các địa phương, thanh tra, quản lý thị các ngành của thành phố, mình vận động và có kẻ ô cho bà con mua.
Còn chợ nào cảm thấy chưa đảm bảo dừng bán ngay. Kiểm soát hết sức chặt chẽ để đảm bảo an toàn.
PV: Về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, địa phương thực hiện ra sao ?
Ông Hà Vũ Sơn: Mình phải đảm bảo về môi trường. Từng tiểu thương sinh hoạt rồi thu gom chỗ đó, sau đó công trình đô thị sẽ thu gom.
Tròn một tháng sau khi VOV Giao thông đăng tải loạt bài phản ánh về chất lượng bữa ăn bán trú bất ổn và trường học mơ hồ về sự nhân văn và pháp luật tại ngôi trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức. Đến nay, phụ huynh vẫn mong mỏi cần có sự thay đổi thực chất từ ngôi trường này.
Từ thực tế không ít người vi phạm bỏ lại phương tiện vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp, Bộ Công an cho biết, theo quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định.
Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro.
Kể từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực.
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư 47, quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.