Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mạng lưới thu gom, tái chế rác: Cần nhìn nhận đúng vai trò, vị trí

Phóng viên - 07/12/2019 | 9:35 (GTM + 7)

Mạng lưới thu gom rác đã góp phần giảm bớt 30- 40% lượng rác thải mang đi chôn lấp mỗi ngày ở Hà Nội, giảm bớt áp lực cho các nhà máy xử lý rác. Thế nhưng, nhiều người dân và các nhà quản lý vẫn chưa nhìn nhận được vai trò và vị trí của mạng lưới này...

Mạng lưới thu gom, tái chế rác: Cần nhìn nhận đúng vai trò, vị trí
Làm thế nào để quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động thu gom và tài chế phế liệu của Việt Nam trong bối cảnh rác thải ngày càng gia tăng? (Ảnh: vietnamnet)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với khoảng 800 cơ sở thu gom phế liệu trên toàn thành phố Hà Nội cùng mạng lưới hơn 10 nghìn lao động, có mặt ở khắp các ngõ phố, mạng lưới thu gom và tái chế phế liệu hoạt động hết sức linh hoạt, cơ động và nhịp nhàng. 

Các loại rác tái chế sau khi được người dân phân loại sẽ được đội ngũ “đồng nát” thu gom, đem bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu nằm rải rác trong thành phố. 

Rác tái chế tiếp tục được phân loại, tập hợp và bán cho các đại lý lớn hơn, sau đó chuyển về các làng nghề hoặc các doanh nghiệp tái chế. Chị Nguyễn Thị Nga- một người làm việc tại cơ sở thu mua phế liệu chia sẻ:

“Cái này đơn giản lắm, không có nhiều. Người ta mua quen rồi đấy, ngày ngày người ta đi mua, người ta đi các bãi, mình có cái gì thì mình bán . Một ngày có bao nhiêu người đi mua, mỗi người mua  cái gì mình bán cái đấy, nó cũng rất đơn giản không có gì khó khăn”.

Những cơ sở thu gom, mua bán phế liệu thường là những khu đất trống hay những ngôi nhà cũ được người dân thuê lại làm nơi trung chuyển và phân loại rác trước khi được chuyển đi. Bởi vậy, các cơ sở này đôi khi không đảm bảo yếu tố về môi trường, gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nhiều rủi ro về cháy nổ.

Ông Hoàng Trung Sơn- TGĐ công ty giấy Đồng Tiến, đánh giá cao vai trò của hoạt động thu gom và phân loại rác của mạng lưới “đồng nát”. Hoạt động tái chế chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu hoạt động thu gom và phân loại rác tái chế được thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở thu mua và phân loại rác cũng gặp không ít khó khăn: 

“Thu gom gặp nhiều khó khăn là người dân chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn và thiếu sự xử lý sơ bộ, đặc biệt là vỏ hộp đồ uống giấy. và lẫn rác hữu cơ.Việc xử lý sơ bộ của người thu gom gặp lại phản ứng của người dân xung quanh vì khi ép lại lại có mùi và nếu dùng nước để xử lý sơ bộ thì lại không có hệ thống nước thải họ phải ép nguyên để đưa về Nhà máy”.

TS-KTS Nguyễn Thái Huyền- Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và hợp tác quốc tế- Đại học Kiến trúc Hà Nội, chủ trì dự án nghiên cứu Recycurbs Viet cho biết, mỗi ngày có trung bình 7.500 tấn rác của Hà Nội được đem đi chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn, ở Sóc Sơn. 

Mạng lưới thu gom rác tự phát đã giúp giảm bớt một lượng đáng kể  rác thải phải mang đi chôn lấp trong bối cảnh các khu xử lý rác đang bị quá tải như hiện nay. Điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng của mạng lưới này trong hoạt động thu gom rác của thành phố, bên cạnh hoạt động thu gom rác chính thức của các công ty môi trường:

“Khi nghiên cứu về mạng lưới này chúng tôi cũng phát hiện ra một điều thú vị là trong hoạt động thu gom và tái chế rác, vô hình chung người dân có ý thức và tạo điều kiện cho việc phân loại rác tại nguồn, người dân bỏ riêng những rác có thể tái chế được và bán cho người thu gom đồng nát, phế liệu. Bản thân những cơ sở thu gom phế liệu một lần nữa lại phân loại sau đó thúc đẩy quá trình tái chế được thuận lợi hơn”.

KTS Trần Huy Ánh, công tác tại Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, mạng lưới “đồng nát” không chỉ giải quyết vấn đề rác thải của thành phố mà còn có ý nghĩa nhân văn khi tạo được công ăn việc làm cho phần lớn những người từ nông thôn ra thành phố, những người đã không còn ruộng để hoạt động nông nghiệp.

Để quản lý hoạt động thu gom và phân loại rác, chính quyền thành phố Subaraya, Indonesia đã thiết lập nên một hệ thống các ngân hàng rác. Vai trò của các ngân hàng này giống như hệ thống cơ sở thu gom phế liệu đang có ở Hà Nội. 

Hàng ngày người dân mang rác đến gửi tại ngân hàng và cuối tháng sẽ được lĩnh tiền. Trong khi đó, ở Pháp, rác thải được được người dân phân loại ngay tại nguồn thông qua những thùng rác có màu sắc khác nhau. Mặc dù vậy người dân vẫn phải trả phí hàng tháng để phục vụ hoạt động thu gom và phân loại rác này. 

Giáo sư địa lý Sylvie Fanchette- Giám đốc nghiên cứu Viện nghiên cứu vì sự phát triển Pháp (IRD), đồng chủ nhiệm dự án nghiên cứu những không gian thu gom và tái chế rác ở Hà Nội cho rằng, so với nhiều đô thị trên thế giới, mạng lưới thu gom rác tự phát hiện nay tại các đô thị của Việt Nam trong đó có Hà Nội là tương đối “tối ưu” và mạng lưới  này đã thực sự tạo ra hoạt động kinh tế. Để phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới này, bà Fanchette khuyến nghị: 

“Theo tôi trước tiên cần chấp nhận sự tồn tại của mạng lưới này, chính quyền  nên xem xét tạo điều kiện để hỗ trợ cho những người thu gom có những cơ sở ổn định lâu dài. Với phương thức hoạt động rất hiệu quả của mạng lưới “đồng nát” hiện nay, chúng ta cũng có thể suy nghĩ, có những cơ chế thúc đẩy sự kết hợp, tăng cường vai trò của những người đồng nát trong việc thu gom các loại rác khác của đô thị, trong đó có rác hữu cơ”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, trong khi số lượng rác thải hàng ngày có xu hướng tăng cao do quá trình đô thị hóa, thì các cơ quan quản lý, chính quyền thành phố cần nhìn nhận rác thải là nguồn tài nguyên có thể tái chế thành năng lượng, các sản phẩm khác. 

Trong đó, cần bổ sung những chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động thu gom và phân loại rác tại nguồn từ chính người dân và thông qua mạng lưới đồng nát mới có thể phát huy hiệu quả tối đa của hoạt động tái chế thúc đẩy hoạt động phân loại rác tại nguồn. 

Mạng lưới thu gom, tái chế rác: Cần nhìn nhận đúng vai trò, vị trí Q
Thay vì coi họ là người yếu thế mưu sinh bằng những thứ mà xã hội thải ra, cần đánh giá đúng vai trò của họ - những người đang “đãi rác tìm vàng”

Những người “đồng nát”, “ve chai” đang ngày ngày cần mẫn thu gom và phân loại hàng nghìn tấn rác mỗi ngày cho các đô thị lớn nhưng hiện vẫn chưa được nhìn nhận đúng vai trò và vị trí của họ. Thay đổi cách nhìn về họ trong mắt người dân và các nhà quản lý, có thể thúc đẩy hoạt động của mạng lưới “đồng nát” hiệu quả hơn, góp phần giải quyết tốt hơn vấn đề xử lý rác thải vốn đang rất nóng bỏng tại nhiều địa phương trên cả nước

Những người “đãi rác tìm vàng”

Đầu năm 2021 rác thải Hà Nội sẽ cơ bản được xử lý bằng công nghệ lò đốt. Người dân rất muốn tin vào thông báo này của người đứng đầu thành phố, mặc dù thời gian 1 năm có thể là quá cấp tập hoàn thành các nhà máy xử lý rác vốn đang ì ạch tiến độ suốt thời gian dài. Và mặc dù lượng rác thải được xử lý bằng công nghệ lò đốt mới chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng rác thải rắn của Hà Nội, còn lại vẫn là chôn lấp.

Người dân rất muốn tin, bởi chưa khi nào, khủng hoảng rác ở Hà Nội lại nghiêm trọng như trong năm vừa qua, khi chỉ trong vòng 6 tháng, có tới 3 lần người dân Nam Sơn – nơi có bãi rác lớn nhất Thủ Đô, liên tục mắc lán, chặn xe, khiến rác ứ lại trong nội thành.

Công nghệ lò đốt được chỉ ra là có nhiều ưu điểm, cho phép xử lý rác thải dễ dàng hơn, khắc phục được tình trạng quá tải và ô nhiễm môi trường trầm trọng xung quanh các bãi tập kết, chôn lấp rác, đồng thời có thể giảm lượng khí thải, biến khí thải thành điện năng, v.v.

Tuy nhiên, như các chuyên gia đã cảnh báo, công nghệ lò đốt không nên là “phao cứu sinh” trong bài toán xử lý rác thải của các địa phương. Bởi công nghệ tốt thì giá thành cao, mà công nghệ do các địa phương tự trang bị thì khó lòng kiểm soát được chất lượng, hoàn toàn có thể dẫn đến ô nhiễm từ chính các lò đốt này. Chưa kể, dù công nghệ tiên tiến đến đâu mà rác thải không được phân loại tốt trước khi đưa vào xử lý, cũng không thể đạt hiệu quả như mong đợi.

Mà phân loại rác thải, ngay cả địa phương tiên phong như TPHCM, cũng đang trong trạng thái dò dẫm, vừa làm vừa điều chỉnh.
“Mặt trái” của công nghệ càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của mạng lưới thu gom phế liệu, vật liệu tái chế từ rác thải sinh hoạt hàng ngày, mà lâu nay người ta vẫn quen gọi là “đồng nát”.

Với quan niệm phổ biến: rác thải là thứ cặn bã bỏ đi, những người làm nghề “đồng nát” nhiều khi chịu cái nhìn định kiến về thân phận, vị trí xã hội. Song chính họ - những con ong cần mẫn, đang thầm lặng đóng góp một phần không hề nhỏ, làm giảm lượng rác thải phải chôn lấp hàng ngày.

Trong cách tiếp cận hiện đại, rác không còn là thứ bỏ đi, mà được xem là một “tài nguyên” thực sự. Nhưng rác chỉ có thể trở thành tài nguyên khi được thu gom, phân loại một cách hiệu quả, được xử lý bằng các công nghệ tiên tiến, phù hợp. Và mạng lưới những người làm nghề nhặt “ve chai”, thu mua “đồng nát”, những cơ sở thu gom phế liệu đang làm rất tốt việc này.

Nếu chính quyền các đô thị có sự quan tâm, tổ chức lại một cách bài bản hơn nữa, có cơ chế hỗ trợ để khích lệ họ, thì không những thúc đẩy được hoạt động này góp phần đắc lực hơn vào công tác phân loại rác, thu gom vật liệu tái chế, mà còn thúc đẩy sự thay đổi hành vi của người dân hướng tới phân loại rác từ nguồn, từ hộ gia đình, từ cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, đó cũng là cách để các cơ sở này không phải hoạt động lén lút trong điều kiện mất vệ sinh, mất an toàn cháy nổ cho chính họ và cộng đồng.

Trong khi rác chờ công nghệ, chờ nhà máy xử lý, thì an ninh đời sống của người dân – nhất là ở các đô thị đã “mãn tải” về rác như Hà Nội, TP.HCM không thể chờ đợi thêm. Bởi vậy, những nỗ lực để giảm lượng rác thải chôn lấp vẫn vô cùng quan trọng. 

Phát huy vai trò của mạng lưới “ve chai”, “đồng nát”, thực ra không cần đầu tư quá nhiều. Điều cần nhất là thay đổi cách nhìn về họ. Thay vì coi họ là người yếu thế mưu sinh bằng những thứ mà xã hội thải ra, cần đánh giá đúng vai trò của họ - những người đang “đãi rác tìm vàng”. /.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

TP.HCM: Nỗ lực điều trị cứu sống các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Nỗ lực điều trị cứu sống các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.

// //