Luật hóa hành vi bạo lực tinh thần, sao lại mỉa mai?
Chu Đức - 03/06/2022 | 6:00 (GTM + 7)
Vài ngày qua, khắp các mạng xã hội bàn tán sôi nổi về Dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Nhiều điểm mới đột phá, gây ngạc nhiên đã được các đại biểu quốc hội thảo luận. Đơn cử như: Vợ chồng kiểm tra tin nhắn của nhau, khen hàng xóm đẹp, về nhà không nói chuyện cũng là “bạo lực gia đình”.
Những hành vi phi vật lý, phi lời nói, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, dùng cử chỉ, gửi tài liệu, tin nhắn gợi dục cũng là “quấy rối tình dục”.
Không khí rôm rả tranh luận là tín hiệu cho thấy, những vấn đề này nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cư dân mạng có xu hướng phản đối, mỉa mai.
Họ xem đó là chuyện thường tình, không cần làm quá lên, rồi dẫn một số tình huống dễ bị hàm oan khi các khái niệm còn mập mờ.
Đây là những bình luận không mang tính xây dựng. Dự thảo vẫn đang chờ thêm các ý kiến đóng góp, sửa đổi để hoàn thiện, không còn gây tranh cãi, khó hiểu. Hơn nữa, “cây ngay không sợ chết đứng”, nếu sợ hàm oan, họ cần điều chỉnh suy nghĩ, hành vi.
Nếu trước đây vẫn quen kiểu bông đùa nham nhở, chọc ghẹo người đối diện, họ cần dừng lại và thay đổi.
Có nhìn từ góc độ nạn nhân, các bạn mới thấy, có quá nhiều khó khăn ngay từ việc lên tiếng, chưa bàn đến kháng cự, ra mặt tố cáo.
Một người vợ bị lạnh nhạt, cô lập kinh tế, kiểm soát giao tiếp; một học sinh bị bố mẹ so sánh với con nhà người ta, bị bêu lên mạng; một nhân viên bị sếp thường rủ đi tiếp khách, đến những nơi riêng tư, bị nhìn với ánh mắt đong đưa, bị trù dập trong công việc khi làm trái ý sếp…
Tất cả đều không phải tương tác thể chất, người ngoài rất khó nhận biết, chứng minh.
Thực tế, nỗi đau bị thao túng, bạo lực tinh thần còn nghiêm trọng hơn nỗi đau thể xác. Do bị dồn nén lâu ngày, các nạn nhân có thể gặp rối loạn, khủng hoảng cảm xúc, dẫn đến trầm uất, hành vi tiêu cực, tự tổn hại bản thân và người xung quanh.
Một khi các nội dung này được luật hóa bằng văn bản, đó sẽ là căn cứ để các nạn nhân dám lên tiếng; những người có ý định quấy rối, gây bạo lực sẽ ý thức được bản thân đang có hành vi không-hợp-pháp.
Đã từng một thời gian dài, nạn nhân của bạo lực tinh thần không biết tìm đến đâu, ngoài các khu nhà lánh nạn của các tổ chức xã hội. Họ chạy trốn vì không còn lựa chọn khác.
Ngoài sợ hung thủ, họ còn sợ dư luận, sợ bị kỳ thị.
Những văn bản giúp vén màn “điểm mờ” nhận thức, công phá những định kiến về vấn đề cụ thể, sát sườn liên quan quyền con người - đó phải là một điểm đáng mừng về bước tiến văn minh trong xã hội.
Vì vậy, hãy góp ý với tâm thế cởi mở, xây dựng, xin đừng mỉa mai.
Nếu không, bạn hay bất cứ ai trong chúng ta, sẽ có lúc trở thành nạn nhân hoặc người gây ra bạo lực tinh thần mà không hề hay biết.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.