Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lộ trình nào cho xe buýt sử dụng năng lượng sạch?

Quách Đồng - 11/10/2022 | 15:43 (GTM + 7)

Các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đều khẳng định sẽ chấp hành nghiêm quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng xe buýt năng lượng sạch. Tuy vậy, lộ trình thế nào còn phụ thuộc kế hoạch của Sở GTVT các địa phương khi đưa ra đấu thầu mở tuyến mới.

Nếu không có kế hoạch, lộ trình cụ thể, doanh nghiệp sẽ rất bị động, nhất là với những tuyến buýt mở mới - bắt buộc phải dùng xe buýt sử dụng năng lượng sạch.

Thường xuyên sử dụng xe buýt để đi lại, ông Nguyễn Thành Tài (ở Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) có ấn tượng khá tốt với việc sử dụng xe buýt CNG. Từ khi có các tuyến xe buýt CNG đi qua khu nhà, ông Tài đã bỏ hẳn thói quen sử dụng xe máy:

"Trước đi xe kia cảm thấy khó chịu hơn, thứ hai, xe này sạch sẽ, thân thiện với môi trường. Mong sao ngành giao thông Thành phố phát triển xe thân thiện với môi trường tốt hơn nữa, thay thế xe cũ đi", ông Tài nói.

Cùng với xe buýt CNG, từ cuối năm 2021 khi một số tuyến xe buýt điện lần đầu tiên được đưa vào khai thác cũng thu hút đông đảo hành khách sử dụng.

Trên chuyến xe buýt điện số 142, lộ trình từ Khu Ngoại Giao Đoàn đến Khu đô thị Vincom Long Biên, ông Bùi Văn Toản, ở Xuân Đỉnh, Bắc từ Liêm, Hà Nội không giấu được sự ngạc nhiên: "Xe buýt điện sẽ rất nhiều người đi, vì đã đi thử rồi là sẽ đi xe này, thích hơn xe buýt cũ. Nên giảm bớt xe chạy nhiên liệu hóa thạch đi, vừa bảo vệ môi trường, vừa mới, tiện nghi tốt".

Một số hành khách sau khi đi xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đều bày tỏ sự hài lòng về sự khác biệt với xe buýt truyền thống sử dụng xăng dầu:

"Nghe tiếng xe nhiên liệu sạch cũng thoải mái hơn xe chạy xăng, chạy dầu, chạy bằng nhiên liệu mà nó ảnh hưởng tới môi trường".

"Không khí rất mát, xe cũng không quá cao so với bước đi lên xuống của mọi người. Cảm nhận rất thích".

"Nó không có tiếng ồn, tiếng ồn rất ít, không bị khí thải, rồi chạy êm, lên xuống dễ dàng".

Ảnh: Hà Nội mới

Ảnh: Hà Nội mới

Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, tổng số xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đến thời điểm hiện nay là 234 xe, trong đó có 95 xe buýt điện; 139 xe buýt CNG, chiếm 11,8% so với tổng số xe buýt trợ giá.

Thành phố cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng có kế hoạch thay thế dần các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch thay cho các phương tiện xe buýt truyền thống:

"Những tuyến mở mới bắt đầu tư năm 2022 trở đi, chúng tôi đã xây dựng phương án sẽ sử dụng năng lượng sạch. Còn đối với các tuyến hiện tại thì có 2 giai đoạn, giai đoạn 2023, 2024 mà niên hạn sử dụng vẫn còn thì chúng tôi kiến nghị tiếp tục sử dụng đến 10 năm, sau năm 2025, trong quá trình thực hiện, tuyến nào đến thời kỳ phải thay đổi phương tiện thì yêu cầu sử dụng phương tiện điện hoặc phương tiện năng lượng sạch, ông Thái Hồ Phương nói.

Từ cuối năm 2021 khi một số tuyến xe buýt điện lần đầu tiên được đưa vào khai thác cũng thu hút đông đảo hành khách sử dụng. Ảnh: Chính phủ

Từ cuối năm 2021 khi một số tuyến xe buýt điện lần đầu tiên được đưa vào khai thác cũng thu hút đông đảo hành khách sử dụng. Ảnh: Chính phủ

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Vinbus khẳng định, ngoài 9 tuyến buýt điện tại Hà Nội, 1 tuyến tại TP. HCM, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới xe buýt điện. Tuy vậy, điều này phụ thuộc vào kế hoạch mở tuyến mới của ngành giao thông Hà Nội và TP.HCM: "Chúng tôi sẽ tập trung mở 9 tuyến tại TP. Hà Nội và 5 tuyến tại TP. HCM theo đề án đã được 2 Thành phố phê duyệt. Sau đó Vinbus sẽ cùng các cơ quan chức năng ngồi lại đánh giá về nhu cầu thực tiễn trước khi có kế hoạch mở rộng sau".

Ông Phạm Quang Cường, Phó giám đốc Công ty TNHH Bảo Yến – đơn vị đang vận hành khai thác một số tuyến buýt CNG cũng cam kết sẽ thực hiện nghiêm quyết định thay thế phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch: "Công ty sẵn sàng tham gia đấu thầu các tuyến xe buýt nhiên liệu sạch. Công ty sẽ thay thế dần xe nhiên liệu sạch khi có yêu cầu và phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu của Sở GTVT. Hiện tại, các tuyến xe buýt đều thực hiện theo hình thức thầu, do vậy, việc thay thế những phương tiện này cũng cần có ý kiến chỉ đạo của các Sở, Ban, ngành của Thành phố".

Với các doanh nghiệp đang khai thác phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch còn có sự chủ động phần nào, nhưng các doanh nghiệp đang khai thác xe buýt sử dụng xăng sẽ bị động trong việc tham gia đấu thầu các tuyến mở mới. Đại diện Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết, đến thời điểm này mới có kế hoạch cho việc thay mới phương tiện theo lộ trình.

Đồng tình quan điểm này, ông Nghiêm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, không chỉ cần công bố sớm kế hoạch mở tuyến mới để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp, Thành phố cũng cần sóm có kế hoạch xây dựng các trạm tiếp nhiên liệu điện, CNG để tạo sự hoạt động thông suốt cho phương tiện: "Trạm sạc như thế nào, bố trí thế nào cho hợp lý. Các Thành phố nên xác định trước, bởi các nơi chưa ai bán nhiên liêu cả, nên cái đó cần tổng thể tất cả, có nhiều cây sạc dọc đường để cho các phương tiện có thể cần thì sạc được".

xehay-xe-buyt-xanh-091221-1

Theo lộ trình về chuyển đổi năng lượng xanh, các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đều có kế hoạch chuyển đối phương tiện sử dụng năng lượng sạch khi thay mới phương tiện từ năm 2025. Tuy vậy, nếu không sớm có kế hoạch mở tuyến mới được công bố rộng rãi, cùng với trạm tiếp nhiên liệu sạch, việc tham gia đấu thầu mở tuyến mới sẽ thiếu sự cạnh tranh khi các doanh nghiệp xe buýt truyền thống thiếu sự chủ động cần thiết.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Để doanh nghiệp buýt truyền thống không bị động".

 

Từ năm 2018, khi 3 tuyến xe buýt đầu tiên chạy bằng khí CNG chính thức được vận hành tại Hà Nội, hành khách đã hứng khởi đón nhận một loại hình phương tiện khác lạ: chạy êm, ít tiếng ồn và rung lắc, đặc biệt giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tiếp đó, cuối năm 2021, thêm loại hình xe buýt điện cũng được đưa vào khai thác, tạo niềm tin cho hành khách về những loại hình xe buýt sử dụng năng lượng sạch sẽ dần thay thế xe buýt sử dụng nhiên liệu truyền thống.

Quyết định 876/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi năng lượng xanh của ngành GTVT càng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng có thêm động lực thay thế dần phương tiện sử dụng xăng truyền thống sang phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch. Việc lộ trình đã có một bước đệm từ nay đến 2030, yêu cầu các phương tiện phải thay mới dùng năng lượng xanh đó là một sự chuẩn bị kỹ càng, quan trọng để thay dần xe buýt sạch, giúp cho các doanh nghiệp vận tải không bị động.

Tuy vậy, doanh nghiệp thực sự mới chỉ chủ động trong việc thay thế phương tiện xe buýt đang hoạt động thông qua theo dõi niên hạn sử dụng để thay mới phương tiện hàng năm. Song đối với tuyến mở mới, nếu cơ quan quản lý không công bố sớm, doanh nghiệp xe buýt truyền thống sẽ khó chủ động cho việc đầu tư mới phương tiện, kịp tham gia đấu thầu.

Bởi trong nước hiện nay hầu như chưa có đơn vị sản xuất, lắp ráp xe buýt điện, mới chỉ có Công ty Vinfast nhập khẩu, lắp ráp để sử dụng.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT mới chỉ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách, chưa có Quy chuẩn riêng cho xe buýt điện. Mỗi mẫu xe buýt điện nhập khẩu phải thẩm định riêng.

Do vậy, việc nhập khẩu, lắp ráp sản xuất sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cao hơn các loại xe buýt thông dụng. Vì vậy, với các doanh nghiệp xe buýt truyền thống, để triển khai xe buýt điện, cần có sự chuẩn bị trước về thời gian và phải có quy chuẩn về xe buýt điện.

Thêm vào đó, việc xây dựng trạm tiếp nhiên liệu cũng không hề đơn giản. Với doanh nghiệp buýt truyền thống, khi chuyển sang phương tiện năng lượng sạch, họ phải bố trí diện tích tại các điểm đầu cuối để xây dựng trạm nạp và chỗ đỗ cho xe dừng nạp và nguồn điện công suất cao để xe dừng đỗ và nạp bổ sung, nếu một xe bị chậm giờ có thể dẫn tới ảnh hưởng cả tuyến không đủ thời gian nạp điện trên tuyến, dẫn đến biểu đồ vận hành phục vụ hành khách bị phá vỡ.

Mặc dù Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo Thành phố chỉ đạo Sở Công thương có kế hoạch đầu tư, bố trí, lắp đặt các trạm sạc điện, trạm tiếp khí CNG tại các cây xăng để phục vụ việc tiếp năng lượng đối với các xe buýt điện, xe buýt CNG. Tuy vậy, với chi phí xây dựng một trạm nạp khí CNG lên đến hàng triệu USD như đã xây dựng tại Công ty Bảo Yến, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện và sẵn sàng triển khai.

Đó là chưa kể diện tích đất tại các cây xăng trong khu vực nội thành chật hẹp, khó đáp ứng yêu cầu xây dựng trạm sạc điện, nạp khí cho xe buýt sử dụng năng lượng sạch.

Do đó, nếu không có sự chuẩn bị kỹ, chỉ trông vào các doanh nghiệp có sẵn (Vinbus, Bảo Yến) sẽ khó có sự chủ động cho các doanh nghiệp tham gia sau này.

Bởi thế, các địa phương cần sớm có lộ trình và công bố kế hoạch mở mới tuyến, cùng với những công việc cụ thể đi kèm, từ việc cơ chế hỗ trợ về quỹ đất, đến xây dựng trạm tiếp nhiên liệu, để xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện môi trường trở thành một trong những giải pháp hiện thực hóa giấc mơ về một đô thị xanh, an toàn, văn minh./. 

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //