TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đức Thịnh (SN 1987, trú tại phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang) - người điều khiển chiếc ô tô gây tai nạn khiến 2 vợ chồng và bé gái tử vong xảy ra đêm 2/6 vừa qua.
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, trước khi gây tai nạn, tài xế Nguyễn Đức Thịnh điều khiển ôtô tham gia giao thông khi trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,604mg/lít khí thở, gấp 1,5 lần mức tối đa theo quy định.
Đáng chú ý, dù các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, song tình trang này vẫn diễn biến phức tạp.
Theo Cục CSGT, chỉ tính từ 1/3 đến 1/6, lực lượng CSGT cả nước đã phát hiện, xử lý 62.500 trường hợp vi phạm, trong đó có 61.970 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm gần 10%). Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho rằng, tình trạng vi phạm nồng độ cồn không chỉ có nguy cơ mất an toàn giao thông, mà còn để lại bức xúc trong dư luận:
"Vấn đề nồng độ cồn cũng là vấn đề gây ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng và gây bức xúc trong xã hội. không những tai nạn cho bản thân những người đó, mà hậu quả xã hội từ vi phạm nồng độ cồn với xã hội và với ATGT rất lớn", Đại tá Đỗ Thanh Bình nói.
Trước thực trạng này, mới đây, tại hội thảo do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức, một số chuyên gia đã kiến nghị sớm có hướng dẫn xử lý hình sự lái xe vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chủ thể chưa gây hậu quả.
TS. Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định cụ thể những trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt khung, trong khi đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm:
"Cái này về mặt hành chính, tài chính cũng là một công cụ răn đe rất tốt. Tuy nhiên, đi vào phân tích sâu vào mức xử phạt như vậy, một số chuyên gia khuyến cáo như vậy cũng vẫn còn chưa hợp lý, bởi vì một người uống 30, 40, thậm chí 50 cốc bia thì người ta cũng sẽ bị phạt ở mức trần cao nhất thôi, trong khi đó những người đó cầm lái phương tiện cơ giới có kích thước, tốc độ lớn trên đường thì họ đặt ra những rủi ro, những nguy hiểm cực kỳ lớn cho cộng đồng".
Đồng tình với đề xuất này, TS Phạm Việt Cường, Đại học y tế công cộng cho rằng, các nghiên cứu xã hội học và quan sát thực tế đều cho thấy, đa số những người uống rượu bia đều tự điều khiển phương tiện về nhà. Do vậy, những hành vi vi phạm ở mức độ cao hoặc tái phạm cần được xử lý nghiêm minh hơn:
"Cũng nên phải tăng mức phạt, kể cả mức phạt cao như hình sự, đặc biệt cho những người có mức vi phạm rất nặng và những người tái phạm. Như nước ngoài, anh vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm rất nặng có thể phạt tù hoặc bắt buộc lao động công ích thì Việt Nam cũng nên có những hình phạt như vậy", TS Phạm Việt Cường nêu ý kiến.
Luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Văn phòng luật sư Phạm Danh (Hà Nội) cho rằng, để thực hiện được điều này, trước hết cần sửa đổi các quy định pháp luạt liên quan, vì pháp luật hiện hành chưa quy định xử phạt hình sự với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn:
"Theo quy định pháp luật hiện hành, người lái xe có sử dụng rượu bia mà nồng độ cồn vượt quá mức quy định chỉ bị xử lý hình sự khi đã gây ra tai nạn. Còn những người lái xe có vi phạm về nồng độ cồn, nhưng chưa gây tai nạn, chưa gây hậu quả thì chị bị xử phạt vi phạm hành chính", Luật sư Phạm Thành Tài cho biết.
TS Vũ Anh Tuấn, Trường Đại học Việt Đức cũng cho rằng, để xử lý hình sự những trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng, cần nghiên cứu, sửa đổi pháp luật hiện hành theo hướng hình sự hóa hành vi vi phạm:
"Theo kinh nghiệm quốc tế thì chúng ta cũng phải nghĩ đến lộ trình hình sự hóa hành vi này. Có thể không phải trong 5 năm tới, nhưng trong vài năm tới chúng ta phải chuẩn bị sẵn những nghiên cứu, những điều kiện cơ sở vật chất, thông tin truyền thông để tiến tới hình sự hóa hành vi này", TS Vũ Anh Tuấn đề xuất.
Xử lý hình sự đối với vi phạm nồng độ cồn vượt khung là điều được dư luận đồng tình, do tính chất đặc biệt nguy hiểm của hành vi này và các hậu quả thảm khốc mà nó đã gây ra. Dưới góc nhìn của VOVGT, xử lý hình sự đối với các hành vi đặc biệt này là cần thiết, phù hợp với xu hướng thế giới, đồng thời đảm bảo tính nhân văn và hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm nguy cơ TNGT
Góc nhìn của VOV Giao thông: "Hình sự hóa vi phạm nồng độ cồn, đừng đợi thêm tai nạn thảm khốc mới tiến hành".
Không phải đến khi xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Bắc Giang vào đến 2/6 vừa qua khiến 3 người tử vong, đề xuất xử lý hình sự người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng mới được đưa ra. Năm 2018, sau khi xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại nút giao Hàng Xanh (TP.HCM) khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương, đề xuất này cũng đã từng được nhắc tới.
Mặc dù tại khoản 4, Điều 260, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng quy định những trường hợp vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả có thể làm chết 3 người, hoặc gây thương tích cho 3 người với tổng tỷ lệ thương tật từ 201%, hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên mà nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Tuy vậy, do chưa có quy định cụ thể về mức vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là bao nhiêu thì có thể áp dụng biện pháp ngăn ngừa, đồng thời áp dụng hình thức phạt tù, nên các cơ quan chức năng dù có muốn xử lý hình sự hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức cao dù chưa gây hậu quả, cũng khó có thể thực hiện.
Vậy, có thể xử lý hình sự người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng, dù chưa gây hậu quả?
Các chuyên gia cho rằng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có một lộ trình phù hợp, trên cơ sở chuẩn bị những nghiên cứu, những điều kiện cơ sở vật chất để quy định xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng.
Dẫn kinh nghiệm ở Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… một số chuyên gia cho rằng, họ cũng gia tăng mức độ hình phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn. Đặc biệt, các quốc gia này đều hình sự hóa hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng. Thậm chí Nhật Bản còn quy định phạt tù tới 5 năm với người vi phạm nồng độ cồn vượt mức 0,25mg/1 lít khí thở.
Với hình phạt nghiêm khắc như vậy, Nhật Bản là một trong những nước có số vụ TNGT gây thương vong thấp nhất trên thế giới. Theo thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, năm 2019, số vụ tai nạn gây thương vong ở nước này chỉ là 3.215 vụ, giảm 317 vụ so với năm 2018. Tổng số người chết vì tai nạn giao thông tại Nhật Bản trong năm 2019 là 1.782 người.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng và phù hợp với xu thế của thế giới, trong đó đã nâng cao chế tài xử phạt hành chính với hành vi vi phạm nồng độ cồn; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin, thay đổi ý thức và hành vi của người tham gia giao thông…
Vì vậy, cùng với việc tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, xử lý, xử phạt các trường hợp vi phạm nồng độ cồn một cách thường xuyên, liên tục, cần sớm chuẩn bị các điều kiện về lý luận và thực tiễn đề đề xuất hình sự hóa hành vi này.
Để thực hiện được điều này, cần có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2020, phân tích số liệu TNGT liên quan đến vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng; số người có thể được “cứu” nếu áp dụng quy định hình sự hóa… để từ đó đưa ra cơ sở khoa học vững chắc cho việc đề xuất xử lý hình sự hành vi vi phạm nồng độ cồn, nhất là quy định cụ thể các mức vi phạm nồng độ cồn cần áp dụng biện pháp xử lý hình sự.
Việc xử lý hình sự người vi phạm nồng độ cồn ở mức cao, không chỉ tránh được cho nhiều người khỏi “chết oan”, mà ngay cả với người vi phạm cũng nhẹ lòng, bởi bị xử lý trước khi gây tai nạn chắc chắn sẽ đỡ bị dằn vặt, cắn rứt hơn việc bị ngồi tù vì gây tai nạn chết người.
Còn với những người lâu nay có thói quen bia rượu rồi lái xe, sẽ phải cân nhắc và thay đổi hành vi để không phải nhận một hậu quả chắc chắn xảy ra. Nhờ vậy, quy định vừa mang tính phòng ngừa từ sớm, từ xa, vừa mang ý nghĩa nhân văn mà không gây áp lực cho khâu kiểm tra phát hiện trực tiếp để xử lý vi phạm.
Khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện, những mức vi phạm cụ thể được quy định, các cơ quan chức năng mới có thể thực thi, từ đó góp phần ngăn ngừa các vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã được nhìn thấy trước.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Mới đây, nhiều người dân phố cổ phản ánh về tình trạng tái chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, nhất là khi các dịp lễ lớn trong năm sắp đến.