Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kiểm soát khu cách ly tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo

Phóng viên - 12/09/2021 | 19:02 (GTM + 7)

Tại nhiều tỉnh Miền tây bên cạnh việc đầu tư nhân lực, trang thiết bị y tế, thuốc đáp ứng việc điều trị, giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19 thì vấn đề kiểm soát ở khu cách ly tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo đang được đẩy mạnh.

Hậu Giang còn lại 8 khu cách ly tập trung với sức chứa khoảng 748 giường
Hậu Giang còn lại 8 khu cách ly tập trung với sức chứa khoảng 748 giường

Tại tỉnh Đồng Tháp, theo thống kê từ Tiểu ban Cách ly, trong 01 tháng qua, tại các khu cách ly trên địa bàn tỉnh, trường hợp từ F1 chuyển lên F0 là 1.079/74.394 trường hợp cách ly tập trung, chiếm tỷ lệ trên 1,5%. Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 đang có dấu hiệu tăng cao.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, trước tình trạng F1 dương tính chuyển thành F0 khá nhiều trong các khu cách ly tập trung, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu yêu cầu Ban Quản lý các khu cách ly cần phải kiểm soát chặt, đảm bảo thực hiện nghiêm quy định giãn cách trong khu cách ly; đảm bảo quy trình lấy mẫu theo định kỳ và phòng hộ cá nhân cho lực lượng làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, khi vận chuyển F1 đến khu cách ly phải kiểm soát chặt, đảm bảo không để xảy ra lây nhiễm. Phải xử lý nhanh chóng, tách kịp thời khi phát hiện ca F0; lực lượng điều tra dịch tễ, truy vết trường hợp F1 phải thực hiện thật kỹ và chính xác.

Còn tại Hậu Giang, 9 ngày qua tỉnh có 6 trường hợp mắc mới COVID -19. Trong thời gian này không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Tổng số người mắc Covid – 19 tại tỉnh đến thời điểm hiện tại là 467 trường hợp, số bệnh nhân được điều trị khỏi là 373 người, chiếm tỷ lệ 79,87% tổng số bệnh nhân.

Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cho biết, từ ngày 31-8 đến nay số trường hợp nhiễm bệnh là F1 trong khu cách ly tập trung đã giảm sâu.

Đạt được kết quả này là do tỉnh thực hiện sàng lọc trong khu cách ly tập trung, để kịp thời phát hiện, bóc tách F0 ra khỏi khu cách ly tập trung, hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân, đặc biệt phát qua các loa tuyên truyền hàng ngày để mọi người hiểu, chấp hành đúng các quy định và kết hợp xét nghiệm sàng lọc định kỳ.

Tính đến đầu tháng 9, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 39 cơ sở cách ly tập trung. Trong đó, có 31 cơ sở sẽ dừng triển khai ở các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT; các ký túc xá trưng dụng của các trường đại học, cao đẳng; các trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện và một số cơ sở làm khu tập kết cho xe tải, khu nghỉ ngơi cho nhân viên y tế. Như vậy, toàn tỉnh còn lại 8 khu cách ly tập trung với sức chứa khoảng 748 giường.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thêm 3 khu cách ly tập trung tại Trường Trung cấp nghề tỉnh Hậu Giang cũ, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh và Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh cũ, với sức chứa dự kiến là 916 giường.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu cách ly tập trung khi tình hình dịch bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu, sẽ khôi phục lại các khu cách ly tập trung đã tạm dừng trước đó theo thứ tự ưu tiên các khu cách ly tập trung.

Khu cách ly không nên gần các khu dân cư

Khu cách ly không nên gần các khu dân cư. Đây là gợi ý của ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường tại buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang vừa qua.

Theo ông Doãn Ngọc Hải, khu cách ly  tập trung nên tách ra hai phần, một cho người lớn tuổi, có bệnh nền và một phần cho những đối tượng còn lại. Từ đó có theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời, không lây nhiễm.

Đặc biệt không nên bố trí các khu cách ly tập trung để gần các khu dân cư mà nên biệt lập, tránh việc người cách ly và người dân giao lưu với nhau, sẽ kiểm soát khó. Khi đưa người dân vào khu cách ly nên ở vùng tạm trước đến ngày thứ ba xét nghiệm nếu âm tính mới đưa vào khu cách ly.

Qua đó, giúp cho việc sàng lọc được chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo ở các khu cách ly tập trung.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //