Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Phương tiện chạy vào làn dừng khẩn cấp, không giữ khoảng cách và tốc độ quy định, xe máy đi vào đường cao tốc, xe cứu thương, cứu hộ “bất lực” không có lối đi…; Đường xuống cấp, tai nạn luôn chực chờ là những điều đang diễn ra trên nhiều tuyến cao tốc ở nước ta.
Đặc biệt, sau sự cố xe tải chở nhớt bốc cháy trên cao tốc TPHCM-Trung Lương gần đây, gây thiệt hại nghiêm trọng, càng đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, kiểm soát phương tiện và đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc nói chung.
Trưa ngày 4/5 vừa qua, một xe tải chở nhớt bất ngờ bốc cháy, ngọn lửa kéo dài hàng trăm mét trên cao tốc TPHCM – Trung Lương, đã làm tuyến đường này tắc nghẽn nghiêm trọng.
Điều đáng nói là lực lượng cứu hộ cao tốc phải rất khó khăn để tiếp cận xử lý hiện trường, do các phương tiện đã chiếm hết làn đường khẩn cấp để cứu hộ. Vụ cháy xe dù không thiệt hại về người nhưng lần nữa khiến nhiều người lo lắng về công tác quản lý cũng như ý thức của người lái xe trên các tuyến cao tốc hiện nay.
Một số người dân cho biết:
"Đèn đỏ Bến Lức có bảng ghi phương tiện cháy nổ không được đi vào vẫn còn nhưng đã mờ mờ rồi. Giờ không thu phí, không có đơn vị nào trông coi, nó trống trơn. Các phương tiện lên đó rồi chạy nói chung là loạn xạ hết".
"Bình thường thì không có gì nhưng mà có sự cố thì nguy hiểm. Nhiều khi có làn đường khẩn cấp nhưng mà các xe không có ý thức chắn ngang đường khẩn cấp, mà gặp xe cứu hỏa, cứu hộ không đi vào được, gây chậm trễ".
Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Xuân Mai - Chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, hiện tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương cho phép phương tiện lưu thông hỗn hợp. Nghĩa là các xe tự do chạy ở các làn đường tùy ý thích. Việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lưu thông tốc độ cao.
"Có thu phí nhưng vào đó vẫn chạy hỗn độn thì tai nạn là phải rồi. Còn muốn trật tự trở lại thì phải vạch sơn ra, phải làm biển báo phân làn, biển báo cấm ngay từ ngoài để người ta biết và tuân thủ. Thì theo tôi, đường cao tốc đó bây giờ phải cấm tất cả loại xe container, xe tải trọng lớn và xe chuyên dùng; sau đó những xe còn lại thì phải phân làm 2 làn. Thứ hai là phải có cảnh sát giao thông đển kiểm tra những xe nào không tuân thủ thì xử phạt, mà muốn phạt được phải có camera", PGS.TS Phạm Xuân Mai nói.
Nói về công tác quản lý, giám sát, ông Nguyễn Văn Thành - Cục trưởng Cục quản lý Đường bộ 4 cho biết: việc giám sát, xử phạt vi phạm, đảm bảo trật tự thuộc Phòng 8, Cục cảnh sát giao thông; phía đơn vị chỉ là công tác phối hợp, quản lý, bảo trì trên tuyến.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thành, qua vụ cháy xe là một trong những việc để thấy được ý thức của người tham gia giao thông trên cao tốc hiện nay là rất quan trọng: "Mặc dù có nghị định, xử phạt nguội, xử phạt nóng nhưng mà chủ yếu là ý thức tự giác của người tham gia giao thông để chấp hành quy định. Tài xế lái xe thì biết những vị trí có lắp camera xử phạt thì không vào, những chỗ không có thì lại tấp vô làn khẩn cấp.
Ví dụ qua vụ cháy chiếc xe trên cao tốc, các lực lượng chức năng tham gia phối hợp điều tiết, xử lý xe cháy rất khó khăn tiếp cận hiện trường. Ba làn đều kín, trong khi làn khẩn cấp không được lưu thông thì lại đầy kín. Cho nên ý thức của người tham gia giao thông trên cao tốc là rất quan trọng".
Đồng quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Ủy viên thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng cho rằng: không chỉ riêng sự cố xe chở nhớt đi vào cao tốc TP.HCM-Trung Lương, thực tế ý thức lái xe của nhiều tài xế hiện nay còn lơ là trong việc tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông trên cao tốc, thậm chí là cố tình vi phạm.
Nhất là thời gian qua cũng có nhiều trường hợp lái xe gây phẫn nộ cộng đồng vì coi thường pháp luật. Điển hình như vụ 2 ô tô nối nhau đi ngược chiều trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đi lùi trên cao tốc Thái Nguyên rồi hay tai nạn, hay một xe kéo theo rơmooc chở 8 ô tô con chạy lùi hàng trăm mét trên cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây.
Mới nhất vụ xe cấp cứu hú còi trong vô vọng trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương khi nhiều xe ô tô đang lưu thông trên làn dừng khẩn cấp nhưng không nhường đường khi xảy ra ùn ứ.
Ngoài ý thức lái xe, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, để xảy ra tình trạng trên phải kế đến vai trò và trách nhiệm giám sát thiếu chặt chẽ của đơn vị chức năng: "Trách nhiệm của Ban quản lý cũng là một phần. Nhiều xe ô tô đi vào biển cấm, lấn buồng thu phí và chạy không quen với đường rất dễ gây ra tai nạn. Và tại đầu trạm có 4 biển cấm xe máy, nhưng nhân viên ở đây phát hiện lại không ngăn chặn.
Và tôi cho rằng trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ này là chúng ta không kiên quyết phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm giao thông đường bộ, đây là điều đáng nói".
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước cần siêt chặt hơn nữa công tác giám sát như lắp camera, phạt nguội với những phương tiện đi vào làn đường khẩn cấp, cản lối xe công vụ. Hay tăng cường xử nghiêm, phạt nặng các trường hợp đi ngược chiều, lùi xe trên cao tốc, nhằm tăng tính răn đe, nâng cao ý thức người lái xe./.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như được quản lý, giám sát tốt; nếu tài xế không lái xe tùy tiện và coi thường pháp luật thì tình trạng tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc sẽ được kéo giảm và hạn chế rất nhiều. Về vấn đề này, Kênh VOV Giao thông có bài bình luận:“Không nên làm ngơ với những ẩn họa trên cao tốc”.
Những năm qua,các tuyến đường cao tốc ở nước ta được xây dựng và đưa vào sử dụng ngày càng nhiều nhưng đi kèm với đó là những ẩn họa liên tục xuất hiện. Đó là nạn đi ngược chiều, lấn làn khẩn cấp; quay đầu xe khi đang lưu thông; không giữ khoảng cách an toàn hay không thắt dây an toàn khi xe chạy với tốc độ cao. Nhiều xe máy, người đi bộ ngang nhiên đi vào cao tốc.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương là điển hình của những bất cập trong công tác quản lý, điều hành và khai thác cũng như bảo trì cho loại hình đường sá này. Nhiều năm qua, do bỏ thu phí vì đã hoàn vốn, tuyến cao tốc này nhiều lúc trở thành “ hạ tốc”.
Không có người giám sát, quản lý ngày đêm nên các loại xe to, xe nhỏ đủ kích cỡ chen nhau lưu thông, tạo ra những hàng dài kẹt xe. Mặt đường nhiều chỗ xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được kịp thời sửa chữa bảo dưỡng.
Các lỗi vi phạm cũng xảy ra thường xuyên nhưng không bị ghi nhận và xử lý kịp thời nên đe dọa trực tiếp đến các phương tiện mỗi khi lưu thông.
Về quản lý nhà nước,Nghị định 32 năm 2014 của Chính phủ đã quy định trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc như tổ chức giao thông trên đường cao tốc, điều hành giao thông, đảm bảo an toàn giao thông; bảo trì công trình đường cao tốc; xử lý sự cố, tai nạn xảy ra trên đường cao tốc, công tác cứu nạn, cứu hộ, trách nhiệm quản lý và bảo vệ công trình, đường cao tốc.
Trong đó chỉ rõ trách nhiệm của Bộ GTVT, Tổng Cục đường bộ Việt Nam; các bộ ngành công an, y tế; lực lượng cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương cơ sở cũng như các đơn vị, doanh nghiệp được ủy quyền vận hành, khai thác các tuyến cao tốc.
Tuy nhiên, công tác quản lý, vận hành các tuyến cao tốc thời gian qua ở nhiều nơi, nhiều lúc đã không có sự phối hợp chặt chẽ. Cùng một sự cố tai nạn giao thông xảy ra nhưng ở nhiều tuyến cao tốc, đơn vị khai thác chờ đợi cảnh sát giao thông.
Trong khi bản thân cảnh sát giao thông địa phương lại trông chờ cảnh sát giao thông của Cục của Bộ, đơn vị được trực tiếp phân công tham gia kiểm tra giám sát tuyến cao tốc. Hậu quả là việc xử lý cũng như điều tiết giao thông bị chậm trễ; nhiều nơi không có đầu mối để liên hệ, khắc phục.
Nguyên nhân ở đây là việc phối hợp giữa các đơn vị còn lỏng lẻo, thiếu sự nhất quán trong quản lý, điều hành; không thường xuyên ngồi lại với nhau đề bàn thảo, lên kế hoạch chi tiết cho từng vấn đề ở mỗi tuyến cao tốc, nhất là xử lý khi các sự cố bất ngờ xảy ra. Các ẩn họa liên tục xuất hiện còn do ý thức của các lái xe và người tham gia giao thông.
Cao tốc là tuyến đường đặc biệt, ở đó cho phép các phương tiện được phép lưu thông với tốc độ rất cao. Chỉ sơ sảy là có thễ dẫn đến các tai nạn chết người, thương tâm. Nhưng rất nhiều lái xe không có tâm thế điều khiển phương tiện trên cao tốc.
Hời hợt trong việc chuẩn bị về tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn cũng như thiếu các kỹ năng quan sát, chuẩn bị nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe trước khi đi vào cao tốc. Đó là chưa kể, người dân quanh khu vực xâm hại, gỡ rào chắn, tổ chức đi bộ, đi xe máy trên cao tốc vv…
Rõ ràng đã đến lúc, quản lý nhà nước phải được siết chặt ở từng tuyến cao tốc. Trong đó vai trò, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức cá nhân, nhất là ngành giao thông vận tải phải được thể hiện cụ thể; chi tiết, rõ ràng bằng văn bản, có tính chất ràng buộc.
Khi xảy ra các sự cố, gây các lỗi, vi phạm cần được xử lý rốt ráo, đến nơi đến chốn người được phân công, phân nhiệm; không chung chung, né tránh hay đổ thừa.
Việc giám sát, kiểm tra các yêu cầu về quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc của các cấp quản lý phải duy trì thường xuyên, liên tục; tránh buông lỏng như tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện nay.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến để mỗi người khi lưu thông trên cao tốc cần có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp khi tham gia trên các tuyến giao thông đặc biệt này.
Ẩn họa trên đường cao tốc luôn rình rập, không được làm ngơ mà cần hết sức đề phòng cho bản thân và những người xung quanh để tránh những rủi ro, tai nạn có thể xảy bất cứ lúc nào.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.