Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khó đáp ứng các điều kiện cấp bằng lái cho phương tiện thủy

Phóng viên - 23/12/2016 | 11:21 (GTM + 7)

VOVGT- Một vấn đề lớn đang đặt ra là bất cập trong công tác cấp bằng lái cho người điều khiển phương tiện đường thủy, cũng như sự đáp ứng hạn chế của người học.

Nhiều vụ TNGT đường thủy xảy ra thời gian qua bắt nguồn từ việc người điều khiển phương tiện không chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an toàn đường thủy nội địa. Một vấn đề lớn đang đặt ra là bất cập trong công tác cấp bằng lái cho người điều khiển phương tiện đường thủy, cũng như sự đáp ứng hạn chế của người học.

Theo đánh giá của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT đường thủy, điển hình như vi phạm chở quá tải trọng; hay các phương tiện không được trang bị các thiết bị cứu hộ như áo phao, vật nổi cứu sinh. Bên cạnh đó, về tình hình địa lý, nhiều địa phương ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam hiện có hệ thống sông ngòi chằng chịt; trong đó có hàng nghìn kênh, rạch chưa được quy hoạch nhưng vẫn đưa vào khai thác sử dụng nên an toàn giao thông được đảm bảo. Ngoài ra, người dân nước ta vẫn giữ tập quán sinh sống ven sông; kéo theo tình trạng họp chợ, xây nhà, công trình, đặt ngư lưới cụ đánh bắt, khai thác thủy sản trên các tuyến sông diễn ra phổ biến; dẫn đến các luồng tuyến bị lấn chiếm. Đây là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy rất cao.

Tuy nhiên, bản thân nhiều lãnh đạo địa phương cũng thừa nhận, còn một nguyên nhân quan trọng khác không thể không nói đến, đó là người điều khiển phương tiện thủy ở nước ta còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về cấp bằng lái theo đúng quy định. Thực tế cho thấy, tình trạng người dân điều khiển phương tiện đường thủy không có bằng lái diễn ra rất phổ biến, trở thành nguy cơ mất an toàn rất lớn mà các địa phương vùng sông nước phải đặc biệt quan tâm.

Hoạt động giao thông đường thủy ở vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: Ninh Thuận

Trao đổi với phóng viên Kênh VOV Giao thông Quốc gia, nhiều lái tàu và người hoạt động vận tải đường thủy nhận định, đây là thực tế này đã tồn tại từ nhiều năm nay. "Bây giờ nhiều người do điều kiện phải đi làm nên không có thời gian đi thi bằng; có một số cá nhân khác thì không có bằng nhưng họ vẫn đi vận chuyển tàu đường thủy. Bây giờ hầu như làm bằng cũng nhiều, bằng máy, bằng thuyền trưởng có hết". "Bao nhiêu đời nay vẫn phổ biến thế thôi, ví dụ chồng bằng thuyền trưởng, vợ bằng máy trưởng, đi hay không đi thì thuê người ngoài vẫn hay xảy ra. Bây giờ tàu bè toàn trọng tải lớn, đòi hỏi bằng hạng 1 nhưng hầu như bằng thuyền là mượn hoặc người đi không có chủ".

Các lái tàu vận tải hạng nặng cho biết, để được điều khiển phương tiện, người lái phải trải qua một quá trình học rất dài và qua nhiều công đoạn, từ lấy chứng chỉ, thi lên bằng hạng 3; sau 1-2 năm kinh nghiệm mới thi tiếp lên bằng hạng 2 và tiếp tục 2 năm kinh nghiệm nữa mới đủ điều kiện thi lên bằng hạng 1. Tổng quá trình này có thể kéo dài 3-5 năm khiến nhiều ngại không muốn thi lấy bằng.

Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với các loại phương tiện thủy cỡ nhỏ khác. Ngoài ra, không ít người điều khiển phương tiện thủy chở khách như đò ngang còn thiếu kiến thức về luật giao thông. Những chủ phương tiện này "nắm giữ" trong tay mình hàng chục sinh mạng con người nhưng nhiều khi chưa có một chứng chỉ chuyên môn nào về điều khiển phương tiện đường thủy, dẫn đến việc tham gia giao thông còn chủ quan và thiếu ý thức, gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông khác.

Ông Nguyễn Văn Truyền, thuyền trưởng tàu vận tải cỡ lớn chuyên tuyến Hà Nam – Hà Nội – Phú Thọ bức xúc cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang bức xúc nhất là đò ngang chạy không có tín hiệu gì, cứ phi ra. Có thuyền trưởng xử lý nhanh thì không sao, có thuyền trưởng tay lái non hoặc kinh nghiệm chưa có là dẫn đến xô nhau, đắm chìm".

Đồng tình về vấn đề này, bà Đặng Bích Huyền, Hội Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long cũng nêu thực tế tại địa phương: "Đa số ở tỉnh có rất nhiều bến đò ngang nên để thuận tiện hơn trong lưu thông, người ta nghĩ là học sơ qua để biết lái thôi chứ không được cấp phép, cũng như không hiểu nhiều về giao thông đường thủy. Ở miền Nam có nhiều sông nước, khi mà sử dụng phương tiện lại chưa được cấp bằng cũng như chưa được cấp phép thì rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông đường thủy".

Theo người dân và chính quyền địa phương, phần lớn người điều khiển phương tiện đường thủy hiện nay xuất thân từ các gia đình có kinh nghiệm lâu năm trong điều khiển phương tiện vùng sông nước, nhưng lại vô cùng thiếu các kiến thức pháp luật căn bản. Do đó, việc đáp ứng các điều kiện để được cấp bằng cũng rất hạn chế, dẫn đến tình trạng cố tình điều khiển phương tiện mà thiếu bằng lái hoặc tình trạng thuê, mượn, chạy thủ tục để làm bằng lái còn xảy ra. Đây là những thách thức rất lớn cho công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy ở nước ta.

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, TNGT đường thủy chỉ có thể được kéo giảm khi các nguy cơ được kéo giảm. Nói cách khác, chỉ khi nào các phương tiện thủy nội đia được trang bị và kiểm soát đầy đủ về các thiết bị an toàn; phương tiện được đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, bố trí đủ kíp thuyền viên làm việc theo quy định; các cảng bến có phép được các cảng vụ viên hướng dẫn, nhắc nhở các quy định về an toàn, thì khi đó, những vụ TNGT đường thủy đáng tiếc mới dần được hạn chế. Trước yêu cầu này, trong thời gian tới, việc tăng cường các biện pháp quản lý cảng bến thủy nội địa sẽ được các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh, qua đó kiểm soát về an toàn đối với phương tiện thủy, kiểm soát bằng cấp chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện.

Ngoài ra, về phía người dân và cán bộ địa phương, các ý kiến đề xuất, các ngành chức năng, các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như chính quyền các địa phương cần tăng cường biện pháp quản lý về trật tự an toàn giao thông, kiên quyết các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện và đào tạo bằng lái, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển tàu thuyền phải được phổ biến và triển khai chi tiết và chặt chẽ hơn đến từng cộng động dân cư. Việc rà soát, kiểm đếm phương tiện cần thực hiện song song với việc rà soát chứng chỉ, bằng lái của người điều khiển. Có như vậy, việc phát hiện và xử lý đối với các trường hợp thiếu bằng lái hoặc sử dụng bằng sai quy định mới đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch. Điều này nhằm góp phần từng bước đẩy mạnh trật tự an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông đường thủy nói riêng, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhu cầu kiểm định phương tiện xe cơ giới của người dân tại TP.HCM tăng cao. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm, cũng đã xảy ra tình trạng các phương tiện xếp hàng kéo dài chờ kiểm định.

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Người dân có thể đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai – Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại tờ trình của Bộ Công an về Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh, và tranh trong phố - Tôi chợt nhận ra sự tồn tại rất thú vị này trong một lần tình cờ dạo bước trên con phố Nguyễn Thái Học – một trong những con phố bán nhiều tranh chép nhất của Hà Nội.

TP.HC: Bức xúc vì ảnh hưởng từ công trình giao thông tại Tỉnh lộ 10

TP.HC: Bức xúc vì ảnh hưởng từ công trình giao thông tại Tỉnh lộ 10

Thời gian qua nhiều người dân sinh sống trên tuyến đường Tỉnh lộ 10 (Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân) bức xúc vì công trình cầu Bà Hom vẫn chưa thể hoàn thành. Đoạn đường mở rộng 2 bên phía đầu cầu thi công ì ạch, đất đá ngổn ngang, bụi bặm khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

‘Gã khổng lồ’ vận tải biển Maersk đối phó với biến động toàn cầu thế nào?

‘Gã khổng lồ’ vận tải biển Maersk đối phó với biến động toàn cầu thế nào?

Chuyên chở khoảng 20% khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu, Công ty vận tải container quốc tế Maersk của Đan Mạch được xem là một trong những hãng tàu biển lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sau hơn 120 năm tồn tại, Maersk đang đối mặt không ít thách thức đến từ những biến động toàn cầu.

Sở GTVT 'nợ' GPLX: Chờ đến bao giờ?

Sở GTVT "nợ" GPLX: Chờ đến bao giờ?

Thời gian gần đây, Kênh VOV Giao thông nhận được nhiều phản ánh từ người dân về việc Sở GTVT một số tỉnh tại ĐBSCL chậm cấp GPLX cho người học đã sát hạch đủ điều kiện được cấp GPLX.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

// //