Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Đến cuối tháng 6/2020, Hà Nội đã cắt giảm thành công gần 73% số lượng bếp than tổ ong, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến 31/12/2020 thành phố chấm dứt sử dụng bếp than tổ ong.
Tình trạng tái sử dụng bếp than tổ ong, thiếu loại bếp thay thế và thói quen đun nấu là những rào cản gây khó khăn cho quá trình vận động người dân thay đổi. Cần những biện pháp nào để tháo gỡ những khó khăn này.
Chỉ cần một chiếc bếp than tổ ong với nồi nước luôn được ủ nóng, chủ cửa hàng bán gà vịt ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông có thể làm thịt gà, vịt phục vụ khách hàng có nhu cầu bất cứ lúc nào mà không phải mất thời gian chờ đợi.
Chiếc bếp than được đặt ra sát đường giao thông để tránh khói bay vào khu vực sinh hoạt, nhưng vô hình chung, những người hàng xóm hay bất cứ người tham gia giao thông qua khu vực này có thể hứng chịu hơi, khói từ bếp than.
PV: Chị sử dụng bếp than lâu chưa ạ?
Em sử dụng lâu rồi, 8-9 năm rồi đấy chị.
PV: Vì sao chị lại sử dụng bếp than để phục vụ cho quá trình bán hàng của mình
Bếp than có tác dụng là ủ được nước nóng suốt ngày. Vì em làm thế này cần phải nước nóng nên than ủ được lâu nhất
PV: Chi phí để sử dụng bếp than này chị thấy như thế nào?
Chi phí sử dụng bếp than rẻ hơn so với bếp ga nhiều. Một ngày như thế này em dùng từ 2-3 viên, chỉ hết dưới 10 nghìn.
PV: Chị dùng bếp than cả ngày như thế này, chị có ảnh hưởng đến đến sức khỏe không?
Lúc nào thay than, lên than mùi khó chịu lắm nhưng mà vì công việc vẫn phải sử dụng thôi chị ạ
Ghi nhận của phóng viên Kênh VOVGT, những người sử dụng bếp than tổ ong hiện nay đa phần là những hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, chủ yếu là bán đồ ăn sáng, bán nước xung quanh các khu vực dân cư đông đúc.
Điều đáng nói, tại một số chung cư cao tầng như trong khu đô thị Đại Thanh, Hà Nội, vẫn còn có những hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong và hàng ngày vận chuyển bằng thang máy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.
Một số ý kiến phản ánh về tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong:
"Những người ở tỉnh lẻ lên đây trọ họ bắt buộc phải sinh hoạt bằng cái đó. Nhưng tất cả họ vẫn cứ tiết kiệm, cái gì họ cho là lợi ích của họ nhiều thì họ sẽ làm thôi, họ cũng chưa biết là độc hại tới đâu bởi vì cái này cũng không phải là độc hại ngay".
"Có ảnh hưởng đến sức khỏe, ô nhiễm môi trường, hít cái không khí vào là nó ảnh hưởng đến sức khỏe, mất vệ sinh. Ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, mỗi khi người ta ra đây đốt than tổ ong là chúng tôi chết dở này, cứ phải bịt mũi. Kinh lắm.".
Đối tượng sử dụng bếp than tổ ong ở mỗi địa phương có những điểm khác biệt. Đơn cử, trong các quận nội thành, đối tượng sử dụng đa phần là những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, trong khi đó ở quận Nam Từ Liêm, nơi đang có nhiều công trình xây dựng nhà ở lớn, phần lớn các công nhân sử dụng bếp than tổ ong, nên chính quyền địa phương gặp những khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp để tuyên truyền vận động người dân. Không ít ý kiến lo ngại về tình trạng tái sử dụng bếp than vì quá rẻ, trong khi chưa có chế tài xử lý hành vi vi phạm:
Đại diện một quận trên địa bàn Hà Nội bày tỏ băn khoăn:
"Khó khăn là có những hộ gia đình họ ký cam kết xong nhưng họ không thực hiện. Khi rà soát xong rồi, người ta vì kinh tế khó khăn lại quay lại sử dụng".
Tính tới tháng 6/2020, trên toàn thành phố vẫn còn khoảng 15.000 bếp than tổ ong, trong đó 4 quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai vẫn còn có hơn 1.500 bếp than tổ ong. Để có thể thực hiện mục tiêu đến cuối năm nay, toàn thành phố Hà Nội không còn hộ gia đình sử dụng bếp than, các chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội vẫn cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong, cũng cần đưa ra những chỉ dẫn về một loại bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
Ông Đỗ Mạnh Hà- cán bộ Phòng tài nguyên môi trường huyện Ứng Hòa đề xuất:
"Mục đích làm sao là để tuyên truyền vật liệu thay thế, bếp thay thế, giá thành viên nén với giá thành bếp than tổ ong, chắc chắn là đắt hơn nhưng đắt hơn như ở mức độ nào để người dân chịu được. Ví dụ như một ngày người ta bán bánh rán được bao nhiêu đâu mà chi phí lại tăng lên".
Quận Hoàn Kiếm là địa phương đầu tiên hoàn thành mục tiêu xóa bỏ việc sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn trước 6 tháng so với kế hoạch. Bà Trịnh Minh Phương cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường, quận Hoàn Kiếm chia sẻ:
"Chúng tôi tổ chức khám chữa bệnh cho người dân để người dân nhận thức được dùng bếp than tổ ong có tác động đến sức khỏe như thế nào, và có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài tổ chức các ngày hội đổi bếp. Quận đã ra chỉ thị ra quân trật tự đô thị cứ vi phạm trật tự đô thị là thu bếp than tổ ong".
Bên cạnh đó, quận Hoàn kiếm còn áp dụng mô hình thông tin, trao đổi và chỉ đạo nhanh việc kiểm tra, rà soát và xử lý bếp than tổ ong qua một nhóm zalo có sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó chủ tịch quận và sự tham gia của lãnh đạo 18 phường.
Để phòng tránh tình trạng người dân tái sử dụng bếp than, mới đây, UBND quận đã có công văn giao nhiệm vụ cho các phường và các phòng ban, huy động sự tham gia của các tổ dân phố thường xuyên báo cáo, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.
Đại diện Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng chế tài đặc thù của thành phố theo Luật Thủ đô, cộng với sự giám sát đồng hành của cộng đồng địa phương, Hà Nội sẽ thực hiện được mục tiêu chấm dứt việc sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn.
Hạn chế sử dụng bếp than tổ ong nhằm cải thiện chất lượng chất lượng không khí đang ở mức báo động ở Hà Nội là chủ trương hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu một cách bền vững, hạn chế thấp nhất đến sự mưu sinh của những gia đình nghèo rất cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự đồng hành với người dân.
Đây cũng là góc nhìn của kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: “Khai tử nguồn ô nhiễm, đừng bức tử mưu sinh”.
Hơn 5,5 vạn chiếc bếp than tổ ong vẫn hoạt động ở Hà Nội tính đến cuối năm ngoái, mỗi ngày tiêu thụ hơn 500 tấn than và thải ra vài nghìn tấn khí thải cacbonic. Đó là những con số không thể thờ ơ, và nó trái ngược hoàn toàn với hình ảnh rất đỗi nhỏ gọn hiền lành của những chiếc bếp này.
Hà Nội hoàn toàn đúng khi quyết tâm “khai tử” bếp than tổ ong, như một trong các nỗ lực để giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, khi chiếc bếp không chỉ là công cụ đun nấu, thì việc “khai tử” không thể chỉ phát đi một thông báo là xong.
Nhất là trong điều kiện, chỉ còn hơn 5 tháng nữa đến hạn chót, mà mỗi quận huyện vẫn còn tới gần vài nghìn chiếc bếp than tổ ong. Hơn nữa, vào mùa đông, khi nhu cầu đun nấu, giữ ấm tăng lên, thì việc giảm sử dụng loại bếp này lại càng khó
Những người ngoại tỉnh lên Hà Nội mưu sinh vẫn có câu: “giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, ám chỉ nhiều đến những người bán nước, bán quà rong vỉa hè. Một chiếc bếp than tổ ong đỏ lửa cả ngày, vài chiếc ấm pha trà và dăm chiếc ghế nhựa, đủ để người ta nuôi con học đại học. Một gánh bún rong, bánh rán mùa đông nhờ chiếc bếp than nóng hừng, đủ đồng ra đồng cho cả gia đình ấm bụng. Không riêng lao động ngoại tỉnh, cũng chẳng cứ dân ngoại thành, mà ngay nội đô, nhu cầu sử dụng ếp than tổ ong vẫn còn rất lớn.
Xóa bếp than tổ ong, không quá phức tạp với người sử dụng nó như công cụ nấu nướng, dù xác định sẽ tốn kém hơn. Nhưng với những người, những gia đình mà gánh mưu sinh gắn với nó, dựa vào nó, thì sẽ không dễ dàng, trong điều kiện, chưa có một hướng dẫn hay phương án thay thế phù hợp, để đảm bảo họ vẫn duy trì nguồn thu nhập chính yếu. Mặt khác, một loạt các hộ đang sản xuất, buôn bán than tổ ong, cũng cần đủ thời gian để chuyển hướng kinh doanh.
Khi sự chuẩn bị chưa đủ, nếu vẫn cố thực hiện cho bằng được mục tiêu “khai tử” đúng ngày, sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Hoặc, bếp than tổ ong vẫn tái xuất công khai sau lệnh khai tử, và chỉ im ắng sau mỗi đợt kiểm tra. Hoặc, người dân sẽ vẫn sử dụng một cách lén lún, ở những nơi kín đáo hơn để không bị phạt, mà điều này thì lại càng nguy hiểm. Sự nhộn nhịp của những chiếc xe 3 bánh đầu dọc đầu ngang ở các khu dân cư và địa bàn ngoại thành sau hơn 10 năm có lệnh cấm tiệt công nông, là ví dụ điển hình.
Chưa kể, hàng vạn chiếc bếp không sử dụng sẽ đi đâu, xử lý sao với loại “rác” này, đến nay vẫn chưa có phương án.
Với mức độ ô nhiễm của môi trường không khí ở đô thị, những giải pháp mạnh tay để chặn đứng hoặc giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm là rất đáng hoan nghênh. Và sự phá vỡ những deadline trong quản lý điều hành cũng là điều tối kỵ. Tuy vậy, để những quyết định đó đạt hiệu quả thực chất và bền vững thay vì chỉ cố đạt tiến độ bằng mọi giá, chính quyền đô thị cần có sự xúc tiến tích cực hơn khâu chuẩn bị, để đồng hành, hỗ trợ người dân trong cuộc chuyển đổi này.
Ký một tờ giấy “khai tử”, không khó. Ban hành một chế tài phù hợp với thẩm quyền để xử lý nghiêm, cũng không khó. Mà cái khó nhất, là làm thế nào “khai tử” một nguồn ô nhiễm môi trường nhưng không bức tử một giải pháp mưu sinh của bộ phận không nhỏ thị dân. Và để việc khai tử cũng không chỉ là tờ giấy./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.