Hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến đường chân núi vườn Quốc gia Ba Vì
Theo TTXVN - 24/11/2022 | 14:52 (GTM + 7)
Tuyến đường chân núi vườn Quốc gia Ba Vì đi Ao Vua được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2019 với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, có chiều dài toàn tuyến hơn 3km, mặt cắt khoảng 11m. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng nên dự án chậm triển khai.
Trước yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, ngày 23/11, UBND huyện Ba Vì đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng đối với 3 hộ dân thuộc thôn Đầm Bát, xã Tản Lĩnh.
Theo ông Phạm Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh, lý do các hộ dân chưa bàn giao giải phóng mặt bằng vì cho rằng giá đền bù cây cối, công trình trên đất còn chưa thỏa đáng. Trước thực tế này, các ngành, đoàn thể của huyện và xã đã nhiều lần gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, giải thích các quy định của Nhà nước đối với giải phóng mặt bằng cho các hộ dân. Tuy nhiên, các hộ dân nói trên vẫn chưa đồng thuận nên chính quyền địa phương phải tiến hành cưỡng chế.
Sáng cùng ngày, sau khi công bố các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ, cưỡng chế.
Tuyến đường chân núi vườn Quốc gia Ba Vì đi Ao Vua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc liên kết vùng; liên kết các xã trong huyện; hoàn thiện hạ tầng khung theo quy hoạch chung của huyện và thành phố Hà Nội phê duyệt. Đặc biệt, tuyến đường còn nằm trong kế hoạch phục vụ, phát huy tiềm năng, lợi thế của vườn Quốc gia Ba Vì và khu du lịch Ao Vua theo định hướng của cấp có thẩm quyền.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2030, huyện Ba Vì sẽ xây dựng và hoàn thiện nhiều tuyến đường trong quy hoạch nhằm kết nối với các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội; tạo thêm các tour du lịch khép kín đến các địa danh trên địa bàn như: vườn Quốc gia Ba Vì; Ao Vua; Tản Viên, Khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, Khu khoáng nước nóng Thuần Mỹ…/.
Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.
Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.
Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.
Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.
Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.