Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản về cơ bản đã tiếp thu, khắc phục một số bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn của Luật Kinh doanh Bất động sản hiện hành. Theo các chuyên gia, việc bảo vệ quyền lợi của người mua nhà cần được chú trọng ngay từ khâu đầu tiên trong lần sửa đổi Luật tới đây.
Tin trong nước và thế giới
# Việt Nam và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế.
Đây là công cụ toàn cầu hữu hiệu nhất cho hoạt động hợp tác đa phương trong trao đổi thông tin và các hình thức hỗ trợ hành chính khác về thuế.
# Hai cửa khẩu đường bộ gồm cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc
Và nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng nhựa phế liệu của DN, từ tháng này một số cảng biển tại TPHCM sẽ tiếp nhận lại container hàng nhựa phế liệu.
# Tại Hà Nội, trong khi đất nền tại nhiều khu vực đang giảm giá mạnh thì phân khúc chung cư phục vụ được nhu cầu thực vẫn có xu hướng tăng giá.
Còn ghi nhận tại TPHCM, hai tháng qua, sức mua căn hộ tiếp đà giảm mạnh dù nhiều chủ đầu tư giảm giá, chiết khấu 30-50%.
# Bộ Công thương dự báo, nhu cầu ô tô của nước ta năm 2025 trung bình khoảng 800.000-900.000 xe và năm 2030 khoảng 1,5-1,8 triệu xe.
Còn trước tình hình doanh số nhiều hãng xe sụt giảm mạnh, các DN nhập khẩu ô tô vừa gửi kiến nghị đến Chính phủ áp dụng chung mức giảm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe nhập khẩu.
# Theo thống kê cho quý I, tăng trưởng kinh tế của Nga vẫn được cho là tăng tốc, bất chấp những lệnh cấm vận từ phương Tây.
Và từ đầu năm, Nga vẫn lọt top 10 quốc gia XK lớn nhất thế giới, cho thấy phương Tây không thể làm giảm hoạt động XK lương thực và phân bón của Nga.
# Theo hãng tin Reuters, ít nhất 2 ngân hàng lớn ở châu Âu đang xem xét các kịch bản đổ vỡ lây lan trong lĩnh vực ngân hàng của khu vực.
Còn các nhà kinh tế Mỹ cảnh báo ít nhất 186 ngân hàng Mỹ có khả năng phải đối mặt với những rủi ro tương tự như vụ sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) gần đây.
Hai dự thảo Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS sửa đổi còn điểm nghẽn nào cần tháo gỡ?
Chuyển động thị trường chiều qua đã tổng hợp ý kiến các chuyên gia về những điểm cần “cân nhắc” trong dự thảo Luật Nhà ở. Nối tiếp chuỗi bài về vấn đề nhà ở và kinh doanh bất động sản, chúng tôi sẽ phân tích những “hạt sạn” mà theo các chuyên gia, cần phải chỉnh lý để dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi khắc phục được bất cập hiện nay, và đảm bảo công bằng trong giao dịch.
Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản về cơ bản đã tiếp thu, khắc phục một số hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn của Luật Kinh doanh Bất động sản hiện hành. Theo các chuyên gia, việc bảo vệ quyền lợi của người mua nhà cần được chú trọng ngay từ khâu đầu tiên trong lần sửa đổi Luật tới đây.
Quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn được bổ sung vào dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi với kỳ vọng sẽ đảm bảo tính công khai minh bạch của dự án. Điều này được cho là khá phù hợp với sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai đã từng khiến thị trường nóng lên trong thời gian qua.
Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển nêu quan điểm: "Nếu như bất động sản hình thành trong tương lai thì những vấn đề cần phải an toàn và chuẩn hoá nó là cần thiết. Với thế giới thì những loại hình như vậy cần có những công ty trung gian để mỗi khâu chuyên nghiệp. Và với bất động sản hình thành trong tương lai thì việc giao dịch qua sàn là cũng hợp lý để đảm bảo chuẩn hoá sản phẩm và tính thống nhất trong giao dịch".
Tuy nhiên, việc giao dịch qua sàn mà không được công chứng, chứng thực thì chưa đảm bảo về mặt pháp lý. Do vậy, không thể loại trừ hoạt động công chứng.
Do vậy, theo ông Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, quy định này dường như đang chồng chéo với các quy định hiện hành: "Bất động sản, đất nhà ở với đất khu công nghiệp có khác nhau không? Có buộc phải lên sàn giao dịch hay không? Hay là quy định như thế nào cần làm rõ ra vì ở phần bất động sản hình thành trong tương lai đối với phần đất nhà ở và đất công nghiệp thì phải gắn với quy hoạch và lập quy hoạch đô thị".
Bên cạnh những băn khoăn về việc giao dịch qua sàn, thì một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi chính là việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Thực tế Luật hiện hành đã có quy định, tuy nhiên theo Thạc sĩ Hồ Bá Tình – Chuyên gia kinh tế thì sau 7 năm thực hiện quy định này đã bộc lộ bất cập. Đặc biệt, hiện nay phí bảo lãnh ngân hàng được chủ đầu tư trả trước cho ngân hàng, nhưng sau đó sẽ tính vào giá thành, từ đó làm tăng giá bán nhà ở mà cuối cùng thì người mua nhà phải chịu: "Quy định này một mặt siết chặt để bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên ở góc độ kinh doanh của doanh nghiệp trong rất nhiều trường hợp chúng ta biết nguyên nhân dẫn đến bàn giao không kịp tiến độ có thể do khách quan, thứ hai là quy định của ngân hàng về cấp phát bảo lãnh cho nhà đầu tư dựa vào tính rủi ro của dự án mà chi phí bảo lãnh sẽ cao hoặc thấp. Như vậy nó ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp và giá đầu ra của nhà đầu tư".
Cũng theo ông Tình, chúng ta nên có cơ chế khác cho nhà đầu tư lựa chọn, cụ thể bằng những quy định pháp luật để bảo vệ họ - những người yếu thế hơn trong giao dịch bất động sản: "Nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và mua với chi phí rẻ hơn thì liệu rằng được hay không? Tôi cho rằng về mặt luật thì có thể giúp linh hoạt hơn cho TT, cho nhà đầu tư được quyền lựa chọn giữa dự án có bảo lãnh và không. Thì rõ ràng thị trường sẽ linh hoạt hơn so với quy định cứng nhắc mà nhiều khi trên thực tế chúng ta thực hiện trong năm vừa rồi".
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng nhóm soạn thảo cần chú ý vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước về các loại hình - sản phẩm và cả thị trường bất động sản. Cùng với dự thảo Luật đất đai sửa đổi và dự thảo luật nhà ở sửa đổi, việc sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản được dư luận kỳ vọng sẽ tạo ra hoạt động kinh doanh, giao dịch bất động sản minh bạch, an toàn cũng như có căn cứ pháp lý cho các loại hình bất động sản vẫn chưa được định danh lâu nay.
Thông tin chứng khoán
# Chứng khoán Việt Nam tiếp nối đà hồi phục sang phiên thứ 3 liên tiếp. Chỉ số VNIndex kết phiên tại 1.045,1 điểm, tăng 4,56 điểm, tương ứng 0,44% và cao hơn 14,2 điểm so với mốc điểm số thấp nhất.
# Các nhóm ngành Ngân hàng, Sản xuất thực phẩm, Bất động sản đóng vai trò dẫn dắt thị trường chung nhờ sự đi lên của các cổ phiếu trụ là VCB, VNM, VHM… Bên cạnh đó, Chứng khoán, Dầu khí và các cổ phiếu đi liền câu chuyện đầu tư công là những nhóm khởi sắc nhất trong phiên hôm nay
# Theo SSI Reseach, thanh khoản khớp lệnh tiếp tục giảm 7% theo phiên và về mức thấp nhất trong vòng ba tuần trở lại đây với chỉ 6,5 nghìn tỷ đồng. Dù vậy, quy mô mua ròng của NĐTNN lại có sự cải thiện với giá trị 338 tỷ đồng khi nhóm này giảm vị thế bán./.
Hơn 8.000 vi phạm bị phát hiện lập biên bản. Trong đó, gần 2.000 phương tiện bị tạm giữ, hơn 1.000 giấy phép lái xe bị tước và bị trừ điểm giấy phép lái xe. Đây là con số sau 10 ngày thực hiện Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Dịp Tết nguyên đán năm nay, người lao động được nghỉ 9 ngày, dự báo lượng khách đi lại qua bến xe Miền Tây sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm 27 tháng Chạp, bến xe phục vụ lượng khách nhiều nhất lên tới hơn 62.000 ngàn người.
Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, những cành đào thắm, quất vàng rực rỡ đã lác đác xuất hiện trên phố, đường phố trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, mọi người bắt đầu tranh thủ đi sắm tết khi hôm nay đã là ngày Rằm tháng Chạp...
Sau 6 năm gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng hóa Việt Nam đã được tiếp cận với một số thị trường mới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của hiệp định này còn rất nhiều việc phải làm.
Thầy Trần Đình Vương (70 tuổi) và rất nhiều các thầy cô giáo khác đã nghỉ hưu tại Quảng Ngãi, dù tóc điểm bạc màu, nhưng trái tim vẫn tràn đầy nhiệt huyết soi sáng hi vọng cho những cô cậu học trò đặc biệt. Đó là những bạn nhỏ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông và báo hiệu chuẩn bị vượt xe.