Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội sẽ tạo diện mạo mới cho con đường gốm sứ

Phóng viên - 19/06/2020 | 18:27 (GTM + 7)

Hy vọng rằng, những mong muốn của người dân Hà Nội về một con đường gốm sứ mới sẽ thành hiện thực.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một đoạn đường gốm sứ trên đê sông Hồng bị phá bỏ. (Ảnh: Dân Trí)
Một đoạn đường gốm sứ trên đê sông Hồng bị phá bỏ. (Ảnh: Dân Trí)

Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, gia cố vững chắc đê điều, đảm bảo an toàn phòng chống lũ và tạo cảnh quan đô thị, TP. Hà Nội đang tiến hành mở rộng đường Âu Cơ (đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân).

Để thực hiện dự án này, gần 600m “Con đường gốm sứ” đã bị phá bỏ, khiến người dân và khách du lịch không khỏi tiếc nuối.

Đã từng chứng kiến những viên gốm đầu tiên được gắn vào bức tường, tạo nên con đường gốm sứ, ghi danh vào kỷ lục Guinness thế giới, bà Nguyễn Mai Khanh (trú tại quận Tây Hồ) kể lại: Từ khi có con đường gốm sứ, những màu xám xịt, nhếch nhác của bờ tường dọc đường đê sông Hồng dần biến mất, nhường chỗ cho những màu sắc, họa tiết, hình ảnh nghệ thuật.

Thế nhưng, đoạn đường này nhỏ và hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc và va chạm giao thông. Vì vậy, nếu chấp nhận “hy sinh” con đường đường gốm sứ để mở rộng đường, giao thông thuận lợi hơn, thì người dân sẵn sàng ủng hộ:

“Tôi nghĩ rằng đáp ứng được giao thông là ưu tiên hàng đầu, còn lại có thêm được con đường gốm sứ để nói rằng Hà Nội có làng nghề truyền thống làm gốm. Nếu được cả 2 thì rất là tốt. Nhưng nếu con đường đó không bảo quản tốt, để vỡ, mẻ, không được bảo trì, bẩn thỉu thì lại trở thành phản cảm”.

Cùng chung ý kiến, ông Nguyễn Văn Hùng, người dân sống tại quận Tây Hồ chia sẻ: Trải qua hơn 10 năm, con đường gốm sứ đã có lúc như bị lãng quên, mặc nhiên để cho người dân đốt rác làm bong tróc cả mảng tường, phóng uế bừa bãi, gây mất vệ sinh công cộng. Đến nay, đoạn đường được mở rộng, con đường gốm sứ được phá bỏ, chắc chắn sẽ có công trình khác thay thế, khang trang, sạch đẹp hơn. 

Nhà nước và TP cho mở rộng thế này, người dân chúng tôi rất mừng vì đường rộng, giao thông đi an toàn. Đường kè bờ đê sạch sẽ, cao ráo, an toàn. Con đường gốm sứ bỏ đi tất nhiên ai cũng tiếc, thế nhưng chúng ta đành hy sinh, nay mai sẽ đẹp hơn, đường sá rộng rãi khang trang hơn”.

Sau khi hoàn thành tuyến đê bê tông cốt thép, Hà Nội sẽ cho gắn lại tranh gốm sứ
Sau khi hoàn thành tuyến đê bê tông cốt thép, Hà Nội sẽ cho gắn lại tranh gốm sứ (Ảnh: Dân Trí)

Hơn 600m con đường gốm sứ bị phá bỏ, hơn ai hết, tiếc nuối nhất là họa sỹ Nguyễn Thu Thủy, người đưa ra ý tưởng và trực tiếp thiết kế công trình con đường gốm sứ. Bà Thủy cảm thấy buồn, khi đứa con tinh thần của mình giờ đã không còn nguyên vẹn: “Tôi rất mong, sau khi phá dỡ, TP sẽ cấp kinh phí để làm lại những đoạn tranh mà nhà tài trợ và các nghệ sỹ đã dành nhiều công sức thực hiện”.

Trước đó, ông Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cho biết: Trước khi phá dỡ con đường gốm sứ để phục vụ mở rộng đường, Ban quản lý dự án TP đã họp và lấy ý kiến các sở, ngành liên quan xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án. Mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải phá một đoạn đê gồm sứ, đây là điều bất khả kháng: “Ban Quản lý dự án đã báo cáo và UBND TP đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường chắn bê tông sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt tường bê tông đó và vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển con đường gốm sứ ngày càng dẹp hơn, xứng đáng là một biểu tượng và là nét đẹp văn hóa độc đáo của thủ đô Hà Nội.”

Hy vọng rằng, những mong muốn của người dân Hà Nội về một con đường gốm sứ mới sẽ thành hiện thực. Con đường gốm sứ sẽ có thể lập nhiều kỷ lục thế giới mới và là công trình biểu tượng của thủ đô. Đặc biệt, sau khi công trình kết thúc, người dân Hà Nội sẽ có một tuyến đường hiện đại, khang trang hơn, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông./.

---

Mời các bạn nghe nội dung chi tiết, đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 19/6 tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //