Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Hàng cây phong và bài học trồng cây đô thị

Phóng viên - 10/04/2021 | 9:23 (GTM + 7)

Vậy là sau nhiều năm, viễn cảnh lãng mạn về một “Trời Âu giữa lòng Hà Nội” đã không còn nữa...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hàng cây phong trên phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng chết khô.
Hàng cây phong trên phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng chết khô.

Sống tại số 71 đường Nguyễn Chí Thanh, ông Phạm Xuân Mạnh không khỏi tiếc nuối khi phải chứng kiến hàng cây phong lá đỏ ngày một héo úa.

Gần 3 năm trồng, đến nay, hàng cây phong không đẹp được như kỳ vọng. Nhất là phải chống chịu mùa đông khô lạnh của Việt Nam, hàng cây ngày một trơ trụi, thiếu sức sống.

Ông Mạnh chia sẻ: “Tôi thấy 3 năm trước những hàng cây ở đây rất xanh tươi mà lại nhổ bỏ đi để quy hoạch thành nhưng hàng cây phong như hiện tại. Tôi nghĩ đến bây giờ cũng không nên thay cây nữa vì sẽ rất tốn kém. Không biết thay xong thì nó có phát triển được như những hàng cây cũ hay không. Mà tới bây giờ có những cây vẫn còn tươi vẫn có lá, vẫn đâm chồi nảy lộc”

Theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn hàng cây phong được trồng trên dải phân cách đều đang trụi lá. Tuy nhiên, vẫn có một vài cây bắt đầu nhú lên một chút lá xanh. Người dân sinh sống thường xuyên trên tuyến phố này cho biết, không phải hoàn toàn những cây ở đây đều khô héo mà tới mùa vẫn lác đác có cây đâm chồi, xuất hiện lá xanh dù chưa được xum xuê như mong đợi.

Được biết, TP. Hà Nội đã đồng ý với phương án thay thế cây phong bằng toàn bộ cây bàng lá nhỏ thân thẳng, bổ sung các giá đỡ giỏ hoa trang trí, việc thay thế sẽ hoàn thành trước dịp lễ 30/04, 1/5.

Theo đó, chi phí dịch chuyển cây phong cũ sẽ thực hiện bằng nguồn kinh phí của đơn vị Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội và của Công ty CP Đầu tư Tân Đại Đường.

Trước thông tin sẽ thay thế hàng cây phong bằng giống cây mới, một số người dân bày tỏ quan điểm:

“Nên thay cây phong cũ, hạ bỏ hết những cây khô này xong rồi cho cây mới lên, cây mới lên cho tươi tốt đẹp hơn cho thành phố xanh tươi đẹp”.

“Hàng kia của bên cây xanh trồng phải nên thay đi, thay chứ ai để chết thế kia thành phố mà để cây chết là không nên để”.

“Cái cây này nó cũng không đem lại cái lợi ích gì cho người dân khi mà tham gia giao thông”.

“Tôi nghĩ là thay làm gì rất là lãng phí xong rồi lại thay nữa, chả biết là như thế nào.”

Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, qua theo dõi hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố, cây phong trồng thử nghiệm trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sinh trưởng và phát triển kém.

Cho đến nay, 262 cây phong do Công ty CP đầu tư Tân Đại Đường tặng thành phố, được trồng thử nghiệm từ năm 2018. Trong đó, tuyến Nguyễn Chí Thanh trồng 119 cây, tuyến Trần Duy Hưng trồng 143 cây.

Được kỳ vọng sẽ mang sắc màu châu Âu vào giữa lòng Hà Nội, thế nhưng, sau 3 năm hàng cây phong lá đỏ luôn trong tình trạng khô héo.

Sau gần 3 năm trồng thử nghiệm, bước đầu cho thấy, cây chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội. Trong đó, 45 cây đã chết, ảnh hưởng đến cảnh quan của tuyến phố. Có 217 cây còn sống sinh trưởng, phát triển kém. Sau một thời gian, lá bị héo; cành, nhánh bị khô và hay bị sâu bệnh.

Theo Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường trực Hội Kiến trúc sư Hà Nội: Việc chọn cây, trồng cây xanh trong đô thị cần phải được nghiên cứu công phu, tham vấn từ các chuyên gia, phải qua nhiều nghiên cứu và rút ra bài học từ thực tế. Đây cũng là bài học đắt giá cho TP. Hà Nội trong việc trồng cây đô thị.

“Cây xanh không phải tự dưng mọc lên, đấy là tiền của, cho dù là từ cây giống đến duy trì, trồng trọt. Việc trồng và chặt vừa rồi thể hiện tính nghiệp dư trước ứng xử ngẫu hứng với cây xanh đô thị. Vì vậy, kết quả không được như mong đợi và cuối cùng là tốn kém trong xử lý. Đây cũng là kết quả của việc làm cẩu thả, tùy hứng.

Cách thay cây này bằng cây khác cũng ngẫu hứng và cũng chưa thấy có giải trình rằng cây mới sẽ thay thế và hứa hẹn rằng cây mới sẽ tốt hơn cây cũ”, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết.

Được kỳ vọng sẽ mang sắc màu châu Âu vào giữa lòng Hà Nội, thế nhưng, sau 3 năm hàng cây phong lá đỏ luôn trong tình trạng khô héo

Cũng theo KTS Trần Huy Ánh, Hà Nội được coi là thành phố cây xanh từ hàng chục năm trước. Điều này chứng tỏ tầm nhìn, quy hoạch cây đô thị của người đứng đầu TP và là kết quả của cộng đồng các nhà khoa học. Mong rằng đây là bài học cho Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cách ứng xử với cây xanh đô thị.

Vậy là sau nhiều năm, viễn cảnh lãng mạn về một “Trời Âu giữa lòng Hà Nội” đã không còn nữa. Thay vào đó là những thân cây gầy guộc, cành cây trơ trụi đang sống thoi thóp theo thời gian…

Mùa hè năm nay, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng lại nắng nóng hơn bao giờ hết. Và liệu Hà Nội đã rút ra được bài học về quy hoạch cây đô thị?./.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //