Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giành giật sự sống giữa tâm dịch

Phóng viên - 02/09/2020 | 6:46 (GTM + 7)

Ngành y tế đang triển khai một lực lượng tinh nhuệ và đông đảo chưa từng có để chi viện toàn diện cho các tỉnh miền Trung nhằm dập ổ dịch COVID-19. Mỗi chuyên gia, y bác sĩ được tăng viện đều trở thành một chiến sĩ quả cảm. Họ đang ngày ngày thầm lặng, g

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Nam bệnh nhân 416, 61 tuổi, là người đầu tiên được phát hiện mắc COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng. Trong khoảng 1 tháng tích cực điều trị vừa qua, có giai đoạn, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng với những tổn thương phổi đông đặc và xơ phổi.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, người phụ trách trực tiếp việc hồi sinh ngoạn mục bệnh nhân 91 là phi công người Anh trước đây, chia sẻ: Diễn biến sức khỏe của bệnh nhân 416 thậm chí còn nặng hơn bệnh nhân 91.Bệnh nhân hiện nay đang rất nặng, phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở và hệ thống ECMO. Tổn thương phổi, nhiễm trùng của bệnh nhân còn rất xấu, đa nhiễm như nấm, vi trùng đa kháng. Bệnh nhân đòi hỏi quá trình chăm sóc rất lâu dài.

Bệnh nhân 416 vừa được chuyển từ bệnh viện đa khoa Đà Nẵng sang bệnh viện phổi Đà Nẵng. Đây là một trong hai cơ sở được nâng cấp lên thành bệnh viện dã chiến, điều trị các bệnh nhân nặng từ “tâm dịch” là bệnh viện Đà Nẵng chuyển sang.

Chính tại nơi này, những cuộc chiến giành giật sự sống vẫn diễn ra từng phút, từng giây. Đã có hơn 130 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nhưng cũng đã có hàng chục trường hợp không thể giữ được do mắc nhiều bệnh nền cấp tính, mãn tính mà nếu không mắc COVID-19 cũng khó lòng qua khỏi.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (Hà Nội) thường xuyên trao đổi về quá trình điều trị người bệnh nhiễm Covid-19. Ảnh: HÀ MY

Bác sĩ Trần Thanh Linh khẳng định, đội ngũ blouse trắng chưa bao giờ bỏ cuộc trong những cuộc chiến giành lại bệnh nhân trước lưới hái tử thần. Đơn cử như việc giữ được nữ bệnh nhân 61 tuổi mắc bệnh nền tăng huyết áp, tổn thương phổi rất xấu. Ê-kíp thầy thuốc đã ngày đêm canh chừng, dành mọi tâm lực cho việc cứu chữa.

“Tình trạng bệnh nhân còn nặng, nhưng đã cải thiện rất nhiều so với lúc nguy kịch trước khi dùng ECMO. Nếu chúng ta không dùng ECMO kịp thời ngay đêm đó thì chắc chắn là bệnh nhân sẽ không qua khỏi để gắng tới được thời điểm bây giờ. Anh em chúng tôi rất mừng, nó như tiếp thêm động lực để anh em tiếp tục chăm sóc những bệnh nhân nặng hơn tiếp theo”, Bác sĩ Trần Thanh Linh cho biết.

Nằm trong lực lượng tăng viện và lần đầu tới bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Thạc sĩ Hoàng Minh Hoàn, khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai tỏ ra ngỡ ngàng trước sự thiếu hụt các trang thiết bị tại đây. Nhưng rất nhanh chóng, chỉ trong vài giờ đồng hồ, chị Hoàn và các cộng sự đã sắp xếp được khu vực đủ điều kiện tiếp nhận bệnh nhân nặng. 

Song song với đó, đội ngũ chuyên gia từ Trung ương tiếp viện cũng đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc cho nhân viên của bệnh viện dã chiến những kỹ năng, kiến thức và quy tắc để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chăm sóc, tắm rửa và điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Hoàng Minh Hoàn chia sẻ sự căng thẳng trong cuộc chiến chống Covid-19 tại “trận địa” Hòa Vang: “Tôi rất lo, nếu bệnh nhân tử vong ở chỗ mình thì có lẽ người dân cũng không hiểu mình đã làm gì, ngành y đã làm những gì cho bệnh nhân. Nhưng thực ra chúng tôi đã cố gắng hết sức. Những bệnh nhân ở đây toàn bộ là suy thận mạn, hồi phục rất kém.

Chúng tôi làm trách nhiệm tới lần thứ năm, thứ sáu nhưng bệnh nhân vẫn dương tính rất mạnh với SarsCoV2. Rất khó khăn, căng thẳng, mấy hôm nay chăm sóc những bệnh nhân rất nặng, biết là cơ hội của họ rất mong manh nhưng còn làm được gì cho bệnh nhân, chúng tôi sẽ cố hết sức”

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Đà Nẵng vẫn đang điều trị hơn 200 bệnh nhân Covid-19, trong đó hàng chục bệnh nhân nặng, rất nặng đến nguy kịch. Các chuyên gia đầu ngành về Hồi sức tích cực từ Hà Nội, TP.HCM, các y bác sĩ, điều dưỡng từ các tỉnh thành khác cũng tình nguyện về Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam để chi viện và hỗ trợ cùng địa phương.

Ưu tiên vào lúc này của ngành y tế là khoanh vùng, kiểm soát lây nhiễm và cứu sống bằng được các bệnh nhân. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, chia sẻ:

“Sự xâm nhập của COVID-19 giống như giọt nước tràn ly. Việc hội chẩn cho các bệnh nhân nặng, tiên lượng tử vong đều khá chính xác. Và chúng tôi rất đau buồn, khi nhận tin tử vong như xát muối trong lòng, chúng ta hoàn toàn không muốn những điều đó. Chúng ta phải cố gắng tiếp tục thực hiện các biện pháp cứu chữa các bệnh nhân. Đến bây giờ, những kết quả đã có thành tựu bước đầu. Tình hình dịch ở Đà Nẵng cũng bắt đầu được kiểm soát”

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng bày tỏ niềm cảm kích, tự hào về sự sẻ chia và dũng cảm của các nhân viên y tế khắp mọi miền Tổ quốc. Dù khi nhận quyết định tăng viện cho Đà Nẵng, có người còn chưa kịp chuẩn bị nhưng vẫn thể hiện được tinh thần rất cao.

Những cống hiến của các thầy thuốc, nhân viên y tế tại mặt trận Đà Nẵng đã thể hiện được truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, đồng thời là minh chứng cho lời thề sẵn sàng hy sinh vì người bệnh của đội ngũ khoác áo blouse trắng.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 1/9 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Việc tăng phí xếp dỡ hàng hóa của các hãng tàu nước ngoài những tháng gần đây được cho là đang cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam theo Thông tư 39 của Bộ GTVT, với hàng chục loại phụ phí khác nhau, đang gây bức xúc cho DN xuất nhập khẩu VN.

// //