Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giãn cách xã hội phải thực chất để khống chế dịch

Phóng viên - 28/07/2021 | 6:48 (GTM + 7)

Đến nay TP.HCM đã kết thúc 15 ngày thực cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 kể từ 0h ngày 9/7. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung số ca nhiễm vẫn ở mức trung bình trên 3.000 ca một ngày, thành phố buộc phải duy trì việc thực h

Đường phố TP.HCM ngày đầu thực hiện giờ giới nghiêm (26/7)

Mời các bạn nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này, TP.HCM đã áp dụng nhiều lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng, rồi Chỉ thị 10 của UBND Thành phố và cuối cùng là chỉ thị số 16,thế nhưng số ca bệnh vẫn tăng mạnh. Chỉ trong 24h ngày 26/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã ghi nhận hơn 5.900 trường hợp nhiễm mới, một con số đáng báo động khi thành phố đã trải qua 15 ngày thực hiện chỉ thị số 16.

Theo ghi nhận của phóng viên từ những ngày đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 của chính phủ, trên các tuyến phố vẫn còn nhiều người dân vô tư, bất chấp ra đường khi không thật sự cần thiết. Khi được lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát yêu cầu dừng phương tiện, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu thì đã có muôn vàn lý do được đưa ra:

Công ty có cấp cái giấy thông hành nhưng bằng lái bỏ quên bên xe bên kia nên không có mang theo được.

Chị đi lấy thuốc về uống chứ giờ không đi thì lấy cái gì mà uống. Bây giờ chị chở em đi theo chị qua chỗ lấy thuốc. Chứ bây giờ chị không có giấy chứng nhận gì hết, nếu không cho chị đi thì chị chịu thôi, chị đi về chứ sao giờ.

Thì anh cũng biết là cấm nhưng mà ở nhà nó khó chịu quá nên mới rủ mấy thằng bạn ra ngồi câu cá, hít không khí trời cho nó thoải mái.

Dạ em thấy mình cũng có sai nhưng mà một tuần đi làm được nghỉ ngày chủ nhật nên em định đi dạo một hai tiếng rồi về à, cũng đi dạo xung quanh gần với khách sạn của mình thôi.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ của người đi đường chiều tối 26/7

Tại một chốt kiểm soát nằm trên đường Lũy Bán Bích, Quận Tân Phú, lực lượng chức năng đã xử lý không ít trường hợp ra đường không cần thiết và yêu cầu quay đầu xe trở về điểm xuất phát khi không đủ giấy tờ theo yêu cầu phòng dịch.

Trung tá Trần Phước Đức - Phó trưởng Công an Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP.HCM chia sẻ khi đang thực hiện nhiệm vụ tại chốt:

“Việc yêu cầu người dân không ra đường khi không cần thiết như có một người ở quận 11 đi qua tới bên Độc Lập để lấy hàng trong siêu thị là tôi đã bắt quay về. rồi một số trường hợp xe honda, xe ba gác lôi chở nước bình thì tôi cũng bắt quay về, vì cái đó nó không có thiết thực, người dân có thể nấu nước đun sôi lên để uống được, vậy nên tôi cũng đã yêu cầu quay về”.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho rằng, chính sự lơ là của một số người dân, và việc chưa thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch tại một số địa phương đã làm dịch bệnh khó kiểm soát được trong thời gian qua. Điều này cần được chấn chỉnh một cách nghiêm túc, nếu không thì tình trạng dịch bệnh có thể sẽ nghiêm trọng hơn, xấu hơn trong thời gian tới:

“Nhiều địa bàn, nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch ở cả hai phía, cả phía các cấp các ngành lực lượng phòng chống dịch và cả người dân thành phố.

Điểm này chúng ta cần phải hết sức nghiêm túc, nếu chúng ta không làm tốt hơn thì tình hình dịch sẽ lây lan mạnh hơn, tình trạng sẽ xấu hơn thậm chí tồi tệ hơn”.

Vẫn còn những cá nhân không chấp hành quy định

Để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnhtrong thời gian tới, TP.HCM đã quyết định kéo dài đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ và chỉ thị số 12 của Thành ủy đến ngày 01/8 với các giải pháp mạnh hơn và siết chặt hơn, trong đó có yêu cầu người dân không được ra đường từ 18h đến 6h ngày hôm sau.

Để phát huy được hiệu quả trong khoảng “thời gian vàng này”, lãnh đạo Thành ủy yêu cầu tăng cường lực lượng công an, quân đội thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc người dân ra đường khi không thực sự cần thiết.

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh:

“TP HCM sẽ tăng cường lực lượng. Trong những ngày sắp tới sẽ có lực lượng công an, quân đội cùng với lực lượng phòng, chống dịch tại cơ sở triển khai tuần tra, kiểm soát để đảm bảo mục tiêu từng địa bàn thực hiện giãn cách thật nghiêm, ai ở đâu ở đó, nhà nào ở nhà nấy, hạn chế  việc ra đường, không tiếp xúc với bên ngoài”

Bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chức năng, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM kêu gọi sự hợp tác từ tất cả mọi người, nhất là từ phía người dân phải có ý thức thật cao, thực hiện nghiêm các chỉ thị chống dịch của thành phố để đây là lần giãn cách cuối cùng trong đợt dịch này và hy vọng dịch được khống chế, người dân sẽ được quay lại cuộc sống mưu sinh như bình thường.

 “Bên cạnh những nổ lực của lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu thì cần có sự hỗ trợ, hợp tác từ tất cả mọi người, mọi lực lượng và nhất là những người dân.

Bản thân phải có ý thức thật cao, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch của thành phố để có thể ổn định tình hình và đưa thành phố chúng ta dần trở lại trạng thái bình thường mới."

TP.HCM là vùng đất vốn dễ thích ứng với những biến động.Tuy nhiên sau 5 lần kéo dài thời gian giãn cách xã hội với gần 2 tháng trời ròng rã, thời điểm này, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Do vậy thành phố tiếp tục triển khai các cách ứng phó mới, phù hợp hơn với thực trạng của dịch bệnh: "Giãn cách xã hội thực chất để khống chế dịch”

TP.HCM chưa bao giờ bước vào những ngày tháng cam go và khó khăn nhất vì dịch bệnh như lúc này. Các ca nhiễm covid liên tục tăng gây áp lực rất lớn nên hệ thống y tế của thành phố. Thành phố đã chuẩn bị kịch bản điều trị cho 100 ngàn ca nhiễm; thực hiện theo chỉ thị 16 tăng cường nhằm hạn chế nguồn lây ngoài cộng đồng. Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin.

Tuy nhiên do biến chủng delta lây rất nhanh, các bước chuyển của thành phố nhiều lúc không theo kịp. Lãnh đạo thành phố đã từng thừa nhận, dù có cố gắng làm được nhiều việc nhưng muốn mong vượt qua được dịch bệnh phải khẩn trương, quyết liệt hơn nữa.

Các khó khăn, bất tiện của người dân trong đời sống do bị cách ly phong tỏa là không mong muốn nhưng hơn hết lúc này là phải chấp nhận hy sinh, thiệt hại các nhu cầu, yêu cầu khác; sức khỏe và tính mạng của mỗi người phải được đặt lên hàng đầu. Những khiếm khuyết trong công tác dập dịch trong suốt thời gian qua đã được điều chỉnh từng bước.

Vấn đề lúc này là phải thực hiện giãn cách xã hội thật nghiêm. Nếu còn tình trạng trong khu phong tỏa, khu cách ly, vẫn có người đi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi thì dịch còn phát tán. Việc đi lại không được kiểm soát chặt chẽ cũng khiến nguồn lây tiếp tục dịch chuyển khắp nơi.

Đó là chưa kể ở đâu nơi nào có biểu hiệu lơi lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát, xử lý không chặt chẽ, dịch sẽ có cơ hội bùng phát.

Hiện nay, các cấp, các ngành và người dân của thành phố với sự chi viện của Trung ương và các địa phương đang gồng mình, tranh thủ từng giờ từng phút chiến đấu với dịch. Thành phố đã ra các chỉ thị mới để giải quyết các vấn đề đặt ra cho công tác chống dịch cả trước mắt và lâu dài.

Do vậy ngay lúc này cần nhất là siết chặt việc quản lý, điều hành, nhất quán từ trên xuống dưới theo tinh thần các văn bản của thành phố, nhất là ở cấp cơ sở. Thực hiện quan điểm xuyên suốt dập dịch là yêu cầu tối thượng hiện nay. Để từ đó tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm, kiểm tra, giám sát và thực thi; không có lừng chừng, thiếu quyết đoán.

Có khen thưởng, biểu dương kịp thời những nơi làm tốt; phê bình, xử lý các trường hợp lơ là, không tập trung. Hệ thống chính trị phải huy động được toàn dân vào dập dịch một cách thực chất, thực hiện nghiêm việc gia đình cách ly với gia đình; xã phường cách ly với xã phường; hạn chế tối đa việc đi lại, giao tiếp. Các cấp, các ngành và các tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ người dân khi phải xử lý các yêu cầu cần kíp.

Đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu, chia sẻ; muốn vượt qua giai đoạn thắt ngặt, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng trước dịch bệnh hiện nay phải chấp nhận lối sống đơn giản, tiết kiệm; thiếu thốn về ăn uống; khó chịu, gò bó trong sinh hoạt mới mong vượt qua. Tổ chức tốt việc chăm lo, tương trợ lương thực, thực phẩm cho người yếu thế để không ai bị đói; bị bỏ lại phía sau.

Rõ ràng việc chống dịch COVID-19 ở TP.HCM lúc này cấp thiết nhất là phải cắt đứt, chặn được đà lây lan. Tập trung cứu chữa để hạn chế thấp nhất các ca trở nặng và tử vong.

Duy trì và ổn định đời sống nhân dân. Đây là những nhiệm vụ rất khó khăn, cần sự đồng thuận và gánh vác của người dân thành phố dù bất cứ là ai, hoàn cảnh nào.

Trong đó có việc ở yên, thực hiện nguyên tắc 5 K đã là góp phần rất lớn để bảo vệ tính mạng bản thân, gia đình và cộng đồng. Chính quyền các cấp tiếp tục nêu cao tinh thần vì dân, dám chịu trách nhiệm, siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát ở các khu vực cách ly phong tỏa, không để xảy ra tình trạng chặt ngoài lỏng trong; giãn cách xã hội thực chất; huy động tổng lực để dập dịch một cách hiệu quả nhất.

Hy vọng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, sự góp sức của mỗi người dân, dịch COVID ở TP.HCM sớm được khống chế và đẩy lùi.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //