Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng để lòng tốt bị bỏ ngỏ

Thục Anh - 03/06/2022 | 15:13 (GTM + 7)

Không gia đình, không người thân, không nhà cửa cũng không biết chữ, nhưng với tấm lòng của mình, ông Minh đã giúp cho biết bao nhiêu người dân thế hệ sinh viên trường Đại học Quốc gia TP.HCM khi gặp khó khăn…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều năm nay, những người đi ngang qua ngã tư Quốc phòng trong Làng Đại học Quốc gia TPHCM (phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, Bình Dương) đã rất quen thuộc hình ảnh người đàn ông trung niên, da đen, tay chân nhiều vết sẹo, cặm cụi bên chiếc máy bơm, để tận tụy vá từng bánh xe, thay từng chiếc vỏ cho sinh viên hoặc người đi đường.

Điều đặc biệt ở đây là khách hàng của ông không cần phải trả bất kì chi phí nào. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.  Đó là ông Nguyễn Văn Minh hay còn gọi vui với cái tên “Minh cô đơn”, “hiệp sỹ làng đại học”. Không gia đình, không người thân, không nhà cửa cũng không biết chữ, nhưng với tấm lòng của mình, ông Minh đã giúp cho biết bao nhiêu người dân thế hệ sinh viên trường Đại học Quốc gia TPHCM khi gặp khó khăn…

Minh “cô đơn”, cái tên này không còn xa lạ với nhiều bạn sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM và người dân ở đây. Gần 15 năm nay, dù bất kể đêm khuya, giữa trưa nắng chang chang hay lúc trời trở mưa gió, khi xe bị bể bánh, hết xăng, hư hỏng hay sinh viên nữ bị kẻ biến thái quấy phá, bị cướp trấn lột… thì chỉ cần a lô là chú Minh "cô đơn" xuất hiện.

Chiếc xe của ông Minh cô đơn - Ảnh Tri thức trẻ

Chiếc xe của ông Minh cô đơn - Ảnh Tri thức trẻ

Chú Minh “cô đơn” là cái tên thân thuộc mà nhiều sinh viên và người dân trong làng Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn gọi.

Ông tên thật là Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1962). Gọi là Minh “cô đơn” bởi ông sống lang bạt, màn trời chiếu đất, không quê quán, không người thân, không giấy tờ tuỳ thân vì thất lạc gia đình vào thời chiến từ khi rất nhỏ. Mấy chục năm dựng lều, sống trong rừng cây ven Hồ Đá, hầu hết người dân, sinh viên trong làng Đại học đều biết đến ông.

Nhớ lại thời gian mới tới làng Ðại học tìm kế sinh nhai, ông Minh không biết chữ, cũng chẳng quen ai nên không dễ kiếm việc. Ông đi lượm ve chai kiếm sống. Gom góp tiền mua được chiếc xe cà tàng, ông chuyển sang chạy xe ôm, ngày kiếm mấy chục nghìn, cơm nước qua bữa không cậy nhờ ai.

Thế rồi ông học bơm vá, sửa xe, thấy ổn, ông ra ngã tư gần nơi ở mở tiệm sửa xe miễn phí. Vậy mà nghề bơm vá xe miễn phí theo ông cũng gần 15 năm nay, cái nghề 0 đồng.

“Lái xe, vá xe rồi chở đồ hộ nghèo luôn. Chở đồ nhà trọ có mấy năm thôi, 3-4 năm thôi chứ vá xe là mười mấy năm rồi, miễn phí toàn bộ, không nhận tiền bất cứ người nào hết”, ông Minh chia sẻ.

Ông Minh và các sinh viên - Ảnh Tri thức trẻ

Ông Minh và các sinh viên - Ảnh Tri thức trẻ

Không chỉ sửa xe miễn phí cho mọi người, ông Minh còn đi chở hàng, dọn nhà miễn phí cho sinh viên, người lao động nghèo trong khu và rong ruổi khắp TP.HCM để hỗ trợ mọi người. Khi có đoàn thiện nguyện nào cần, ông lại xung phong chở nước sạch, quà cáp theo đến các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh hay Ðồng Nai: “Ba gác ngày nào cũng chở 4-5 cuốc, 3 cuốc Sài Gòn- Đồng Nai- Sài Gòn- Bình Dương, ngày nào cũng vậy. Tôi đi, tôi nói thôi cho chú bao nhiêu thì cho.

Ví dụ đi Sài Gòn, người ta đi từ Đại học Quốc gia đến Quận 10 là hết 600-700.000 gì đó thì thôi đưa chú 200.000 đi.

Đổ xăng hết 100.000 còn lại mua nước, cà phê, mua ruột xe về cho người ta. Đứa nào có điều kiện thì cho mình, đứa nào không có điều kiện thì cảm ơn, cũng là vui rồi”

Không chỉ giúp đỡ mọi người, ông Minh còn được phong là “hiệp sỹ” bởi luôn có mặt lúc sinh viên hay người dân nơi đây cần, cứ tối muộn, ông Minh lại đi mấy vòng xem có ai cần giúp không. Nhờ thường xuyên đi dạo mỗi tối mà ông đã kịp thời phát hiện nhiều vụ cướp hay những người có âm mưu quấy rối nữ sinh viên để hỗ trợ kịp thời:

"Minh ở đây hồi nó nghèo khổ rồi nó cũng giúp người, cũng bắt cướp mấy lần đấy".

"Em thấy chú Minh giúp đỡ sinh viên vậy thì thấy chú rất là tốt, em cũng mong là mọi người khi thấy chú có khó khăn gì thì cũng giúp đỡ lại chú".

Hơn 20 năm sống trong Làng, ông Minh tự nhận mình quen hết những gã giang hồ trong đây và cả những địa điểm chúng hay hoạt động. Cứ mỗi đêm sau khi dọn dẹp xong chiếc máy bơm xe, ông lại lái xe chạy lòng vòng ở những nơi “biến thái” và cướp giật lộng hành.

Ông Minh cùng một mạnh thường quân - Ảnh Tri thức trẻ

Ông Minh cùng một mạnh thường quân - Ảnh Tri thức trẻ

Khoảng thời gian khó khăn nhất với ông Minh có lẽ là đầu năm 2020, gần 23h ngày 8/1, ông nhận được điện thoại của một cô gái nhờ sửa xe gần kí túc xá khu B. Mặc dù đã khuya, nhưng nghe chuông điện thoại liên tục đổ, ông Minh không yên bụng.

Ông lập tức lái xe, chở thùng dụng cụ sửa xe ra giúp. Vừa dừng xe, bất ngờ một nhóm người trong bụi cây ùa ra định đánh. Ông chạy thoát nhưng chiếc xe máy cũ bị chúng đốt cháy rụi. Căn chòi của ông cũng hóa thành tro.

Nghe tin ông gặp nạn, nhiều mạnh thường quân đã đến giúp đỡ, tặng ông tiền và phương tiện, hỗ trợ ông dựng lại căn chòi mới. Thế nhưng, với số tiền lớn gần 100 triệu đồng ủng hộ, ông Minh “không quen”. Cuối cùng, ông quyết định sắm một chiếc xe ba gác để chở đồ đạc, chuyển nhà miễn phí cho sinh viên, số tiền còn lại, ông để giúp người gặp khó khăn và mua hơn 200 bộ săm lốp xe máy để "tặng" những người cơ nhỡ.

Cũng bởi sự thẳng thắn, chính trực ấy, cho đi mà không toan tính, ông Minh đôi lúc cũng bị người ta lợi dụng. Nếu như trước kia, ông giúp đỡ cho sinh viên khu vực Đại học Quốc gia TP.HCM là chính thì ngày nay, số người cần ông giúp đỡ phần lớn là người đi đường.

Tuy vậy, không phải ai cũng là người tử tế. Cũng vì bức xúc với những người coi rẻ lòng tốt của mình, ông Minh từng có ý định không làm nghề bơm vá miễn phí nữa, nhưng lương tâm của ông không cho phép: “Hồi xưa là sinh viên, chứ không có người dân, sinh viên 9, người dân 1 thì giờ người dân tới 9. Lúc mình bức xúc quá mình mới dẹp máy bơm, giờ mình nghĩ nhỡ người ta đàng hoàng, người ta bị nạn thì thấy tội. Người ta lợi dụng mình thì mình bức xúc.

Tại vì bể bánh xe ngay tại nơi sửa xe mà không vá, chạy xuống chỗ tôi vá là không được, những người biết làm mà không chịu làm, để cho tôi làm. Biết vá mà không chịu vá để cho tôi. Người ta lợi dụng mình rất nhiều, người đi đường chứ không phải sinh viên”

Ảnh Tri thức trẻ

Ảnh Tri thức trẻ

Chắc hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi vì sao ông vẫn tiếp tục làm công việc này trong suốt thời gian vừa qua? Khi quỹ thời gian của ông cứ thế mà mất đi, khi công sức cứ “đổ sông đổ biển” mà cũng chẳng nhận được hồi đáp gì?

Ông Minh chỉ cười: “Mình làm thế này thì vui, thích giúp, mình không giúp cho người ta cái này thì giúp cho người ta cái khác. Nếu tôi làm nghề khác thì làm từ lâu rồi..”

Sự tử tế đến từ tấm lòng của một người đàn ông đã hơn nửa đời người dãi nắng dầm mưa. Thấu hiểu hơn ai hết những khó khăn của sinh viên, ông Minh “cô đơn” lấy việc mang đến niềm vui cho người khác cũng chính là niềm vui và lẽ sống cho mình. 

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //