Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đốt rơm rạ tự phát lại tái diễn

Phóng viên - 12/10/2020 | 14:53 (GTM + 7)

Tình trạng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch vụ lúa mùa 2020 vẫn tiếp diễn tại một số xã Tân Hòa, Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai và một số địa phương khác trên địa bàn TP. Hà Nội.

Đốt rơm rạ trên cánh đồng khu vực xã Ngọc mỹ, huyện Quốc Oai ngày 8/10
Đốt rơm rạ trên cánh đồng khu vực xã Ngọc mỹ, huyện Quốc Oai ngày 8/10

Từ ngày 1 đến ngày 9/10, Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an môi trường… đã tiến hành kiểm tra tình hình triển khai nhiệm vụ hạn chế đốt rơm rạ trên địa bàn 19 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo báo cáo của Phòng tài nguyên và môi trường huyện Quốc Oai, toàn huyện có diện tích trồng lúa 3.210 ha với sản lượng 0,6 tấn/ ha. Đến nay trên địa bàn huyện người dân đã thu hoạch được 75% diện tích lúa mùa năm 2020.  Số lượng rơm rạ sau khi thu hoạch được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (802 ha), đốt (482 ha) và các phương pháp khác (1926ha).

Tỷ lệ đốt rơm rạ trên địa bàn huyện  chiếm khoảng 15% diện tích trồng lúa, giảm so với các năm trước đây song vẫn tiếp diễn tại một nơi như xã Ngọc Mỹ (thôn Ngọc Than), xã Yên Sơn, xã Thạch Thán, thị trấn Quốc Oai. 

Ngay trong ngày 8/10, Đoàn Kiểm tra của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã phát hiện hiện tượng đốt rơm rạ tự phát tại xã Tân Hòa, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và đã có chỉ đạo huyện nhanh chóng kiểm tra, xử lý kịp thời. 

Còn tại huyện Thạch Thất, tỷ lệ thu hoạch lúa mùa tại các xã đạt khoảng 40% trong tổng số 3.848 ha, hầu hết các hộ dân đã không còn đốt rơm rạ tại đồng ruộng. Công tác xử lý rơm rạ dự kiến thực hiện bằng cách phương pháp trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc, lót chuồng, cày ủi, để ải tại ruộng và xử lý bằng chế phẩm khoảng 700ha. 

Đốt rơm rạ trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai
Đốt rơm rạ trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai

Thay đổi thói quen đốt rơm rạ… gặp khó

Đại diện Phòng Tài Nguyên nguyên môi trường huyện Thạch Thất cho biết, hiện tượng đốt rơm vẫn tồn tại trên địa bàn là do một số địa bàn xã có diện tích trồng lúa nhỏ, không sử dụng được máy gặt đập liên hoàn trong quá trình thu hoạch. Mặt khác, việc xác định đối tượng đốt rơm để xử lý gặp nhiều khó khăn, do các hộ dân thường lợi dụng thời điểm lực lượng tuần tra đi qua mới tiến hành đốt hoặc đốt vào ban đêm

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số địa phương, khó khăn lớn nhất trong việc ngăn chặn đốt rơm rạ là việc thay đổi thói quen đốt rơm, rạ của người dân, đa lớn người dân vẫn thích đốt vì nhanh gọn, không tốn kém, trong khi họ chưa ý thức được về những tác hại của việc đốt rơm rạ đến đời sống, sức khỏe và môi trường. 

Tại huyện Chương Mỹ, việc triển khai biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học có sự chi trả của người dân gặp nhiều khó khăn; không có chế tài xử lý đối với các đối tượng đốt rơm rạ nên chính quyền địa phương chưa có các biện pháp xử lý mang tính răn để

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/UBND ngày 18/9/2020 của UBND thành phố Hà Nội với  mục tiêu đến cuối năm 2020, không còn hiện tượng đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND các xã, huyện, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai ban hành một số văn bản và lên kế hoạch hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền tác hại của việc đốt rơm rạ.

Phòng Tài nguyên môi trường các huyện phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ tổ chức các lớp tập huấn về lộ trình triển khai hạn chế đối rơm rạ trên địa bàn, khuyến khích các mô hình sản xuất chăn nuôi bò thịt, trồng nấm, trồng bưởi, trồng rau xử lý rơm rạ tại chỗ, hạn chế đốt rơm rạ...

Các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng, thang điểm đánh giá, xếp hạng giữa các xã, thị trấn trên địa bàn về việc hạn chế đốt rơm rạ…
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //