Đi bộ đúng làn: Quy tắc... không dành cho người Việt
Phóng viên - 10/07/2019 | 17:38 (GTM + 7)
Rất nhiều người hiện nay không ý thức được rằng việc đi bộ không đúng phần đường dành cho mình là đang vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…
Có một điều khá "kỳ lạ" khi quan sát người Việt tham gia giao thông trên đường, đó là gần như họ bỏ qua tất cả các quy định, quy tắc an toàn giao thông đường bộ. Phương tiện cơ giới thì lấn làn, vượt đèn đỏ, dừng đỗ không đúng vạch quy định... Và đặc biệt, với nhiều người đi bộ, việc tham gia giao thông rất tùy tiện, gần như rất ít người tuân thủ những quy tắc giao thông dành cho người đi bộ. Cụ thể như việc đi đúng vạch dành cho người đi bộ khi sang đường - hầu như không mấy người thực hiện, dù vạch kẻ đường chỉ cách vị trí sang đường của họ vài mét, hay vài chục centimet...
Cùng nhìn những hình ảnh người đi bộ tham gia giao thông ở Thủ đô hằng ngày để thấy rằng, có rất ít người hiểu việc đi bộ đúng phần đường dành cho mình là một phần đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân họ:
Tại Điều 9, Chương II, Nghị định 46/NĐ-CP ban hành năm 2016 đã có quy định rõ về hình thức xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.