Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Theo Bộ GTVT, tỉnh Bắc Kạn nằm sâu trong nội địa, không có cửa khẩu, đường biên giới, sân bay nên việc đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng sẽ kết nối Bắc Kạn với các cửa khẩu quan trọng như Trà Lĩnh, Tà Lùng (Cao Bằng) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Dự án cao tốc còn giúp liên thông với tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, tạo hành lang phát triển kinh tế để kết nối Bắc Kạn với các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, hướng tới hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Song song với đó, dự án giúp phát huy hiệu quả khai thác các tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng có cơ sở.
Bộ GTVT cho rằng hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã cân đối đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, tuyến cao tốc cấp bách nên không thể cân đối đầu tư tuyến cao tốc này trong giai đoạn đến năm 2025.
Mặt khác, quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, được Thủ tướng phê duyệt, tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng, dài 90 km, quy mô 4 làn xe, lộ trình đầu tư sau năm 2030. Quy hoạch cũng xác định, trường hợp địa phương huy động được nguồn lực báo cáo Thủ tướng cho đầu tư sớm hơn.
Do đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư rà soát nhu cầu đầu tư, khả năng cân đối nguồn lực của địa phương và khả năng hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương tham gia đầu tư; Trường hợp xác định được nguồn vốn đầu tư, nhu cầu đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.
Trước đó, ngày 12/01/2023, UBND tỉnh Bắc Kạn có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Bắc Kạn - Cao Bằng.
Theo văn bản, UBND tỉnh Bắc Kạn và UBND tỉnh Cao Bằng đã có các văn bản thống nhất đề xuất để triển khai thực hiện tuyến đường Bắc Kạn - Cao Bằng trong giai đoạn 2021 - 2025 có tổng chiều dài tuyến khoảng 90km. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện dự án Tuyến đường Bắc Kạn - Cao Bằng và bố trí vốn để triển khai dự án với quy mô 4 làn xe, tốc độ tối thiểu 100km/h. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng.
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã chính thức gửi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp về việc đất nông nghiệp bị biến thành khu đô thị.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Sáng 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?
Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.
Sau gần 1 tháng triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, đặc biệt là sau 1 tuần triển khai cao điểm xử lý vi phạm tình hình trông giữ xe, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực phố cổ HN đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên hiệu quả có thực sự lâu dài?