Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đề xuất bỏ đèn đỏ và tổ chức lại giao thông để không ùn tắc

Dương Anh Tuấn - 20/06/2022 | 14:24 (GTM + 7)

Sau khi VOV Giao thông phát sóng Diễn đàn 91 với chủ đề: “Hạn chế xe cá nhân vào nội đô, không thể cứ mãi kêu khó”, thính giả Dương Anh Tuấn (Q. Hà Đông, Hà Nội) đề xuất giải pháp giúp giao thông đường bộ tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành không còn ùn tắc.

z3386273680209_0c64e93e012151df2412621fb47898f2-1802

Hằng ngày, ùn tắc giao thông đường bộ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào khung giờ cao điểm đều chủ yếu bắt đầu từ việc ùn ứ các nút giao mà dẫn đến tắc cả tuyến đường.

Do số lượng phương tiện tăng quá nhanh làm cho mạng lưới giao thông bị quá tải, dẫn đến hệ thống đèn tín hiệu giao thông và cách tổ chức phân luồng phương tiện hiện nay không còn phù hợp, trở thành hai nguyên nhân chính làm tăng mật độ phương tiện, gây ra nạn ùn tắc:

“Một là, đèn đỏ chặn luồng phương tiện làm mật độ dày đặc, hình thành điểm nút ùn tắc. Hai là, tại các nút giao do việc phân làn rẽ trái mà dẫn đến kéo dài thời gian dừng chờ đèn đỏ của phương tiện ở các làn khác hoặc các nút giao chưa phân làn rẽ trái thì phương tiện rẽ trái gây xung đột, rối luồng, tắc nghẽn”.

Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp kịp thời và phù hợp với thực tế hiện nay là không sử dụng đèn đỏ ở các nút giao tại phần lớn các tuyến đường và tổ chức phân luồng lại cho phương tiện sẽ đem lại hiệu quả ngay.

Tương tự như một trạm thu phí khi số lượng phương tiện tăng đột biến sẽ ùn tắc cả tuyến đường dài (mặc dù thời gian phương tiện dừng trả phí ít hơn rất nhiều so với thời gian dừng đèn đỏ ở nút giao), nhưng vẫn với số lượng phương tiện tăng đột biến này ta xả trạm (giống như việc không sử dụng đèn đỏ ở nút giao) là hết ùn tắc.

Để chứng minh cho giải pháp này, có video quay thực tế tại nút giao Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương – Tố Hữu không sử dụng đèn đỏ và phân luồng phương tiện di chuyển liên tục qua điểm quay liên hoàn, giúp cho nút giao này không còn ùn tắc.

Ngược lại, các nút giao khác trên cùng một tuyến đường và trong cùng khung giờ có sử dụng đèn đỏ thì phương tiện bị ùn tắc).

VIDEO: Ngã 4 Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển (có sử dụng đèn đỏ)

Giải pháp này sẽ tạo ra những tuyến đường xuyên tâm thông suốt, phương tiện tham gia được di chuyển liên tục mà không phải dừng lại, vì thế không làm mật độ phương tiện bị dày đặc và lượng phương tiện được giải phóng lớn hơn nhiều lần so với hiện tại, sẽ giúp cho đường thông, không còn ùn tắc. Cụ thể như sau:

Đối với những tuyến đường hai chiều có mỗi chiều đường rộng ít nhất 4 làn xe (khoảng 15m) trở lên

Áp dụng bỏ đèn đỏ tại các ngã 3, 4, 5, ... tạo điểm quay liên hoàn, giúp cho phương tiện di chuyển liên tục mà không phải dừng lại, vì thế không làm tăng mật độ phương tiện. Như vậy số lượng phương tiện được giải phóng lớn hơn nhiều lần so với hiện nay, đường được thông suốt.

Phù hợp với các tuyến đường như đường Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi, đường Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh, đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Xiển... ở thủ đô Hà Nội. Minh họa bởi hình 1 và hình 2 dưới đây:

HINH 1
HINH 2
CHU THICH

Diễn giải hình 1 – Áp dụng đối với các ngã 3 có chiều rộng lòng đường nhỏ: Hình ngã 3 trên, nếu tuyến đường B (có điểm quay số 3) nhỏ, mỗi chiều lòng đường chỉ được hai làn xe trở xuống (rộng khoảng 7m – 8m) thì nút giao này chỉ sử dụng hai điểm quay 1 và 2 trên tuyến đường A và các phương tiện trên tuyến đường A đi theo chiều từ I đến K chạy thẳng.

Diễn giải hình 2 – Áp dụng đối với các ngã 4 có hoặc chưa có hầm chui (hoặc cầu vượt) ở trung tâm nút giao và có chiều rộng lòng đường nhỏ:

Nếu nút giao này đã có hầm chui hoặc cầu vượt số 5: Chỉ cần sử dụng hai điểm quay 2 và 4 trên tuyến đường A (mục đích để khoảng cách từ trung tâm ngã 4 đến hai điểm quay được gần nhất).

Hoặc nếu tuyến đường A có điểm quay số 2 và số 4 nhỏ, mỗi chiều đường chỉ có ba làn xe trở xuống (lòng đường rộng dưới 12m), không đủ để làm điểm quay thì nút giao này chỉ sử dụng hai điểm quay 1 và 3 trên tuyến đường B và các phương tiện trên tuyến đường A đi theo chiều từ G đến N trên tuyến đường B sẽ phải rẽ phải vào tuyến đường B, sau đó quay đầu qua điểm quay số 1 và chạy thẳng theo chiều từ M đến N trên tuyến đường B.

Tương tự, các phương tiện trên tuyến đường A đi theo chiều từ I đến D trên tuyến đường B sẽ phải rẽ phải vào tuyến đường B, sau đó quay đầu qua điểm quay số 3 và chạy thẳng theo chiều từ C đến D trên tuyến đường B.

Nếu nút giao này chưa có hầm chui hoặc cầu vượt số 5: Nếu tuyến đường A có điểm quay số 2 và số 4 nhỏ mỗi chiều đường chỉ có ba làn xe trở xuống (lòng đường rộng dưới 12m), không đủ để làm điểm quay thì nút giao này chỉ sử dụng hai điểm quay 1 và 3 trên tuyến đường B.

Các phương tiện trên tuyến đường A đi theo chiều từ I đến K và theo chiều ngược lại từ G đến H sẽ không được đi thẳng mà rẽ phải quay qua hai điểm quay số 1 và số 3 trên tuyến đường B rồi sau đó rẽ phải để đi về hướng H và hướng K trên tuyến đường A để ưu tiên cho các phương tiện trên tuyến đường B đi thẳng theo chiều từ M đến N và chiều từ C đến D.

Hoặc chiều di chuyển của các phương tiện trên tuyến đường B đi theo chiều từ M đến N sẽ rẽ phải quay qua điểm quay số 4 trên tuyến đường A sau đó rẽ phải vào tuyến đường B để đi về hướng N hoặc quay qua điểm quay số 3 rồi rẽ phải vào tuyến đường A để đi về hướng K.

Chiều di chuyển của các phương tiện trên tuyến đường B đi theo chiều từ C đến D sẽ rẽ phải quay qua điểm quay số 2 trên tuyến đường A, sau đó rẽ phải vào tuyến đường B để đi về hướng D hoặc quay qua điểm quay số 1 rồi rẽ phải vào tuyến đường A để đi về hướng H.

Tương tự cách phân luồng phương tiện ở ngã 3, ngã 4 trên, ta áp dụng cho ngã 5 và ngã 6...

VIDEO: Ngã 4 Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương – Tố Hữu (không sử dụng đèn đỏ)

Đối với những tuyến đường hai chiều có mỗi chiều đường rộng 3 làn xe (khoảng 12m)

Áp dụng đèn xanh tại các nút giao liên thông với nhau, quy định vận tốc tối thiểu, lập các điểm quay – các điểm dừng chờ và phân luồng cho các phương tiện sẽ giúp cho phần lớn các phương tiện không phải dừng lại do đèn đỏ, còn lại số ít phương tiện phải dừng do đèn đỏ thì thời gian dừng chờ ngắn hơn.

Phương tiện không bị xung đột cản trở bởi phương tiện chạy trên các tuyến đường khác rẽ trái. Phương tiện muốn rẽ phải và rẽ trái được di chuyển liên tục. Vì thế không làm tăng mật độ phương tiện.

Như vậy số lượng phương tiện được giải phóng lớn hơn nhiều lần so với hiện nay, đường được thông suốt. Phù hợp với những tuyến đường như đường Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ – Giảng Võ ở thủ đô Hà Nội. Minh họa bởi hình 3 dưới đây:

HINH 3
CHU THICH 2

Diễn giải hình 3 - Cách áp dụng đèn xanh tại các nút giao liên thông với nhau và quy định vận tốc tối thiểu giúp cho phần lớn phương tiện không phải dừng lại vì đèn đỏ và luôn có khoảng cách giữa các phương tiện, đường được thông suốt:

Giả sử khoảng cách từ nút giao E đến nút giao F là 1 km. Nếu quy định vận tốc tối thiểu cho các phương tiện trên tuyến đường D di chuyển theo chiều từ II đến II’ là 40km/h, thì thời gian đi từ nút giao E đến nút giao F là 1,5 phút. Như vậy, đèn Đ3; Đ4 bật xanh sau đèn Đ1 là 1,5 phút để cho các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ qua đèn xanh Đ1 khi đến đèn Đ3; Đ4 là bắt đầu bật xanh và được đi luôn mà không phải dừng lại.

Cách phân luồng và lập các điểm quay – điểm dừng chờ cho phương tiện để giúp cho phương tiện không bị cản trở, xung đột, đường được thông suốt:

Để tránh phương tiện bị xung đột thì khoảng cách từ nút giao E đến điểm 2 khoảng từ 100m đến 300m và khoảng cách từ nút giao E đến điểm 1 khoảng 20m đến 30m. Tương tự, khoảng cách từ nút giao F đến điểm 3 và 6 khoảng từ 100m đến 300m và khoảng cách từ nút giao F đến điểm 4 và 5 khoảng 20m đến 30m.

Khi đèn Đ1 đỏ:

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ hoặc đi về tuyến đường B và C thì dừng lại chờ đèn Đ1 xanh.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ được rẽ phải để vào đường A.

+ Các phương tiện trên tuyến đường A được rẽ phải vào tuyến đường D để đi về hướng II’ hoặc rẽ vào hai tuyến đường B hoặc C.

+ Các phương tiện trên tuyến đường A muốn rẽ trái để đi về hướng I’ trên tuyến đường D thì không được rẽ trái mà rẽ phải vào điểm 2 (nếu chiều rộng lòng đường ở đây đủ để các phương tiện quay đầu mà vẫn còn lại ít nhất hai làn xe cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều I đến I’ thì phương tiện quay đầu luôn và đi về hướng I’ và không cần có đèn Đ2.

Trường hợp chiều rộng lòng đường ở đây chỉ đủ cho các phương tiện quay đầu mà không còn đường cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều từ I đến I’ thì các phương tiện phải dừng chờ tại điểm 2 đến khi đèn Đ2 đỏ để các phương tiện đi theo chiều từ I đến I’ trên tuyến đường D dừng lại thì quay đầu đi về hướng I’).

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ I đến I’ đang dừng chờ tại điểm 1 được rẽ trái để vào tuyến đường A.

Khi đèn Đ1 xanh:

+ Các phương tiện trên tuyến đường D được đi theo chiều từ II đến II’ hoặc đi về tuyến đường B và C, hoặc rẽ phải để vào đường A.

+ Các phương tiện trên tuyến đường A được rẽ phải vào tuyến đường D để đi về hướng II’ hoặc rẽ vào hai tuyến đường B hoặc C.

+ Các phương tiện trên tuyến đường A muốn rẽ trái để đi về hướng I’ trên tuyến đường D thì không được rẽ trái mà rẽ phải vào điểm 2 (nếu chiều rộng lòng đường ở đây đủ để các phương tiện quay đầu mà vẫn còn lại ít nhất hai làn xe cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều I đến I’ thì phương tiện quay đầu luôn và đi về hướng I’ và không cần có đèn Đ2.

Trường hợp chiều rộng lòng đường ở đây chỉ đủ cho các phương tiện quay đầu mà không còn đường cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều từ I đến I’ thì các phương tiện phải dừng chờ tại điểm 2 đến khi đèn Đ2 đỏ để các phương tiện đi theo chiều từ I đến I’ trên tuyến đường D dừng lại thì quay đầu đi về hướng I’).

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ I đến I’ muốn rẽ trái để vào tuyến đường A thì phải vào điểm 1 dừng chờ cho đến khi đèn Đ1 đỏ để các phương tiện đi theo chiều từ II đến II’ trên tuyến đường D dừng lại thì rẽ trái để vào đường A.

Khi đèn Đ3, Đ4 đỏ - lúc này đèn Đ5, Đ6 xanh:

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ dừng lại chờ đèn Đ3; Đ4 xanh.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ được rẽ phải để vào tuyến đường B.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ đang dừng ở điểm 5 được rẽ trái để vào tuyến đường C.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ I đến I’ dừng lại chờ đèn Đ4; Đ3 xanh.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ I đến I’ được rẽ phải để vào tuyến đường C.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ I đến I’ đang dừng ở điểm 4 được rẽ trái để vào tuyến đường B.

+ Các phương tiện trên tuyến đường B được chạy thẳng sang tuyến đường C.

+ Các phương tiện trên tuyến đường B được rẽ phải đi về hướng II’ trên tuyến đường D.

+ Các phương tiện trên tuyến đường B muốn rẽ trái để đi về I’ trên tuyến đường D thì không được rẽ trái mà rẽ phải vào điểm 6 (nếu chiều rộng lòng đường ở đây đủ để các phương tiện quay đầu mà vẫn còn lại ít nhất hai làn xe cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều I đến I’ thì phương tiện quay đầu luôn và đi về hướng I’.

Trường hợp chiều rộng lòng đường ở đây chỉ đủ cho các phương tiện quay đầu mà không còn đường cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều từ I đến I’ thì các phương tiện phải dừng chờ tại điểm 6 và tại đây có thêm đèn tín hiệu giao thông, khi đèn đỏ để các phương tiện đi theo chiều từ I đến I’ trên tuyến đường D dừng lại thì quay đầu đi về hướng I’).

+ Các phương tiện trên tuyến đường C được chạy thẳng sang tuyến đường B.

+ Các phương tiện trên tuyến đường C được rẽ phải đi về hướng I’ trên tuyến đường D.

+ Các phương tiện trên tuyến đường C muốn rẽ trái để đi về II’ trên tuyến đường D thì không được rẽ trái mà rẽ phải vào điểm 3 (nếu chiều rộng lòng đường ở đây đủ để các phương tiện quay đầu mà vẫn còn lại ít nhất hai làn xe cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều II đến II’ thì phương tiện quay đầu luôn và đi về hướng II’.

Trường hợp chiều rộng lòng đường ở đây chỉ đủ cho các phương tiện quay đầu mà không còn đường cho các phương tiện trên tuyến đường D chạy theo chiều từ II đến II’ thì các phương tiện phải dừng chờ tại điểm 3 và tại đây có thêm đèn tín hiệu giao thông, khi đèn đỏ để các phương tiện đi theo chiều từ II đến II’ trên tuyến đường D dừng lại thì quay đầu đi về hướng II’).

Khi đèn Đ3, Đ4 xanh - lúc này đèn Đ5, Đ6 đỏ:

+ Các phương tiện trên tuyến đường D được đi theo chiều từ II đến II’ hoặc vào điểm 6 để quay đầu đi về hướng I’ trên tuyến đường D hoặc rẽ phải vào tuyến đường B.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ II đến II’ muốn rẽ trái để vào tuyến đường C thì phải vào điểm 5 dừng chờ.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D được đi theo chiều từ I đến I’ hoặc vào điểm 3 để quay đầu đi về hướng II’ trên tuyến đường D hoặc rẽ phải vào tuyến đường C.

+ Các phương tiện trên tuyến đường D đi theo chiều từ I đến I’ muốn rẽ trái để vào tuyến đường B thì phải vào điểm 4 dừng chờ.

+ Các phương tiện trên tuyến đường B được rẽ phải vào tuyến đường D để đi về hướng II’ hoặc vào điểm 6 để quay đầu đi về hướng I’ trên tuyến đường D.

+ Các phương tiện trên tuyến đường B đi sang tuyến đường C dừng lại chờ đèn Đ5 và Đ6 xanh.

+ Các phương tiện trên tuyến đường C được rẽ phải vào tuyến đường D để đi về hướng I’ hoặc vào điểm 3 để quay đầu đi về hướng II’ trên tuyến đường D.

+ Các phương tiện trên tuyến đường C đi sang tuyến đường B dừng lại chờ đèn Đ5 và Đ6 xanh.

VIDEO: Ngã 3 Tố Hữu – Vũ Trọng Khánh (có sử dụng đèn đỏ)

Đối với những tuyến đường hai chiều có mỗi chiều đường rộng 2 làn xe (khoảng 8m) trở xuống mà có các tuyến đường khác chạy song song bên cạnh

Áp dụng chuyển những tuyến đường này thành những đường một chiều ngược hướng nhau rồi kết hợp với những tuyến đường cắt ngang tạo thành nhánh quay liên hoàn và bỏ đèn đỏ ở các nút giao giúp cho phương tiện được di chuyển liên tục mà không phải dừng lại, vì thế không làm tăng mật độ phương tiện.

Như vậy lượng phương tiện được giải phóng lớn hơn nhiều lần so với hiện nay, đường được thông suốt. Phù hợp với các tuyến đường như đường Trần Phú – Nguyễn Thái Học cắt với các đường Lê Trực – Hùng Vương – Chu Văn An – Hoàng Diệu hoặc đường Tràng Thi – Hai Bà Trưng – Lý Thường Kiệt – Trần Hưng Đạo cắt với các đường Phan Bội Châu – Quán Sứ – Quang Trung – Bà Triệu – Hàng Bài... hoặc khu phố cổ ở thủ đô Hà Nội. Được minh họa bởi hình 4 dưới đây:

HINH 4

Diễn giải hình 4Cách phân luồng phương tiện đi theo chiều mũi tên như hình vẽ trên sẽ giúp cho các tuyến đường A, B, C trở thành những tuyến đường ưu tiên, phương tiện tham gia được chạy liên tục mà không bị dừng lại và thời gian di chuyển nhanh.

Tất cả các nút giao phương tiện không phải dừng lại vì đèn đỏ.

Các phương tiện trên tuyến đường A đi theo chiều A đến A’ muốn chuyển sang tuyến đường B hoặc C hoặc quay đầu thì tùy theo nhu cầu điểm đến mà rẽ theo nhánh đường số 2 hoặc số 4 (rẽ vào đường số 1 hoặc số 3 nếu đoạn này là đường hai chiều).

Các phương tiện trên tuyến đường B đi theo chiều B đến B’ muốn chuyển sang tuyến đường A hoặc C hoặc quay đầu thì tùy theo nhu cầu điểm đến mà rẽ theo nhánh đường số 1 hoặc số 3 (rẽ vào đường số 2 hoặc số 4 nếu đoạn này là đường hai chiều).

Các phương tiện trên tuyến đường C đi theo chiều C đến C’ muốn chuyển sang tuyến đường B hoặc A hoặc quay đầu thì tùy theo nhu cầu điểm đến mà rẽ theo nhánh đường số 2 hoặc số 4 (rẽ vào đường số 1 hoặc số 3 nếu đoạn này là đường hai chiều).

Giải pháp trên nếu được áp dụng thì chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, sẽ giúp cho mạng lưới giao thông Hà Nội và TP.HCM hình thành những tuyến đường ưu tiên xuyên tâm thông suốt, tốn rất ít ngân sách, phù hợp với thực tế hiện nay và lâu dài, phương tiện tham gia được di chuyển liên tục mà không phải dừng lại do đèn đỏ hoặc do luồng rẽ trái xung đột cản trở, mật độ phương tiện không bị dày đặc.

Bởi vậy sẽ giải phóng được số lượng phương tiện lớn hơn nhiều lần so với hiện nay, có thể ví như đã cắt giảm được một nửa số lượng phương tiện hiện tại. Chắc chắn giao thông tại Hà Nội và TP.HCM đường sẽ thông, không còn ùn tắc.

VIDEO: Ngã 4 Big C Thăng Long (có sử dụng đèn đỏ)

 

 

Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //