TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Dậy sớm hơn để chuẩn bị trang phục, sách vở đến trường là công việc mới mà chị Nguyễn Thị Phương, ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội đang phải tập làm quen cho con trai học lớp 2, sau hơn 9 tháng học trực tuyến tại nhà.
Chị Phương và nhiều phụ huynh khác rất vui khi con được quay trở lại lớp, dù vẫn còn không ít lo lắng:
"Cũng muốn cho con đi học để gặp các cô các thầy, biết nhiều hơn. Thế nhưng mà lo lắng cho con chứ, ai cũng thế thôi.
Chị cũng muốn tiêm cho các cháu đầy đủ để học yên tâm hơn, nhưng thuốc chưa đến các cháu thì đành chấp nhận thôi".
"Ngày đầu tiên đi học các cháu rất là phấn khởi, nhưng tình hình dịch bệnh mình cũng phải làm quen với nó vậy. Dặn các cháu là học hành, giữ gìn vệ sinh, thế nhưng trong môi trường tập thể thì không thể tránh khỏi".
Cùng chung tâm trạng háo hức xen lẫn lo lắng với phụ huynh, học sinh là các thầy cô giáo, chị Trần Thị Lệ Thủy, giáo viên Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, huyện Gia Lâm cho biết, ưu tiên hàng đầu của các thầy cô lúc này là quan tâm tới từng học sinh để các em không bỡ ngỡ sau thời gian dài xa trường lớp, và tránh tâm lý lo sợ, hoặc kỳ thị, khi các ca F0 xuất hiện:
"Học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp 1, chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học tập, thì cô giáo phải chuẩn bị cho các con tâm lý rất cẩn thận. Cô giáo phải rèn nề nếp, hướng dẫn các con từng bước một.
Nếu xuất hiện những trường hợp F0 thì nhà trường đã xây dựng những kịch bản, phải ổn định lớp và bình tĩnh, chứ không gây hoang mang cho phụ huynh, học sinh".
Về phía nhà trường, công tác phòng, chống dịch, phối hợp với cơ sở y tế địa phương, xây dựng các kịch bản, tình huống có thể xảy ra được thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế và giáo dục. Bên cạnh sự nỗ lực của các nhà trường thì bà Lê Thị Kim Hằng, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, huyện Gia Lâm cho rằng, sự đồng hành của các bậc phụ huynh là rất quan trọng:
"Các cô trực tiếp đứng đón ở cổng trường và động viên các em. Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh học sinh các tình huống có thể xảy ra, theo dõi sức khỏe học sinh và phối hợp với các cô ở trên lớp để đạt chất lượng học tập.
Về chương trình học thì nhà trường bám sát Công văn 3969 của Bộ GD&ĐT, giảm bớt lượng kiến thức cho học sinh trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19".
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, trao đổi với phóng viên VOV Giao thông, ông Nguyễn Khắc Thắng, Trường phòng GD&ĐT huyện cho biết, 24/26 tiểu học trên địa bàn đã đón học sinh quay trở lại trong ngày 10/2. Phòng GD&ĐT huyện sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình tại địa phương và có chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời cho các trường.
Tại huyện Đan Phượng, giáo viên Trường tiểu học Song Phượng thực hiện dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Lớp học có gắn camera, học sinh trong diện F0, F1 đang cách ly sẽ theo dõi bài giảng trực tiếp.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục, TS. Vũ Việt Anh, công nghệ giúp việc học của trẻ không bị gián đoạn khi mắc bệnh. Nhưng quan trọng hơn, việc học trực tiếp cần được duy trì liên tục, bởi mỗi lần thay đổi môi trường học tập là một lần phụ huynh cùng con trẻ phải thay đổi để thích nghi:
"Khi trẻ đang ở trạng thái ở nhà đến môi trường mới thì chắc chắn cần một thời gian để thích nghi. Cha mẹ phải khích lệ, động viên con tuân thủ nội quy, nề nếp của nhà trường.
Thầy cô cần tạo môi trường cởi mở hơn, không bị áp lực về thành tích. Vừa dạy trực tiếp ở lớp, vừa dạy online hoàn toàn không có gì khó khăn cả, giáo viên dẫn dắt là yếu tố quan trọng nhất".
PSG. TS. Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, không nhất thiết phải đóng cửa trường học nếu xuất hiện nhiều ca F0. Bởi theo ông Phu, trẻ có thể bị lây nhiễm từ người thân ngay cả khi ở nhà.
Thêm vào đó, nguy cơ mắc Covid-19 ở trẻ, với những triệu chứng thường không nặng như người lớn, không đáng lo ngại bằng nguy cơ rối loạn vận động, lo âu dẫn tới trầm cảm sau thời gian dài học trực tuyến:
"Phải điều tra dịch tễ thật rõ ràng, ví dụ như số lượng trường hợp đó đông nhưng lại ở một vài lớp thì chỉ cho một vài lớp đó nghỉ học thôi, các lớp khác vẫn có thể đi học.
Và cũng phải điều tra trong gia đình, có đông gia đình bị không hay chỉ tập trung một vài gia đình, chứ không chỉ nhìn vào số lượng nhiều mà bắt cả địa phương đó nghỉ học. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương, y tế và nhà trường".
Dự kiến, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở các quận nội thành sẽ đến trường từ ngày 21/2. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá, các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn khi mở cửa trường học:
"Với tinh thần thế này thì chắc chắn sẽ có việc kế thừa, có những chuẩn bị chu đáo hơn.
Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất, báo cáo thành phố để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 6 học bán trú được quay trở lại với điều kiện phải đảm bảo an toàn nhất cho các em học sinh".
Lộ trình cho học sinh, sinh viên trở lại trường học trực tiếp là vấn đề được dư luận cả nước quan tâm. Bởi khi hầu hết hoạt động kinh tế - xã hội đã được nối lại, đường sá, chợ búa tấp nập thì việc “đóng cửa” lớp học không còn nhiều ý nghĩa.
“Mở cửa” trường là điều chắc chắn, nhưng mở thế nào và duy trì ra sao để không đóng sau “dăm bữa nửa tháng” đòi hỏi trách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục mà cả các bậc phụ huynh. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông Người lớn quyết tâm để cổng trường luôn mở
Cũng giống như hoạt động vận tải hành khách được khôi phục sau rất nhiều lần kêu gọi từ những người đứng đầu ngành, cuối cùng, trẻ em, đặc biệt là học sinh tiểu học, đã trở lại lớp học, hoặc sắp đến trường, sau yêu cầu khẩn trương, cương quyết của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Các địa phương thận trọng là điều dễ hiểu, nhưng sự dè dặt quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, và chưa thể hiện quyết tâm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 128.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ em cùng cha mẹ tại các điểm du lịch, khu vui chơi, nhà ga, sân bay,… trong thời điểm này. Điều này có nghĩa nhiều bậc phụ huynh đã sẵn sàng cho con em mình tham gia các hoạt động nơi đông người.
Chính vì vậy, thay vì lấy ý kiến đồng thuận của toàn thể phụ huynh rồi gặp tình trạng “chín người mười ý”, thì các địa phương, cơ sở giáo dục nên đưa ra những thông tin mang tính khoa học, thuyết phục để phụ huynh hiểu và đồng thuận cho trẻ đến trường.
Thực tế, những ngày đầu học sinh tiểu học ở các huyện, thị ngoại thành Hà Nội quay trở lại trường đã cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan. Cả học sinh và phụ huynh đều mừng rỡ, còn các trường thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, xử trí tình huống theo hướng dẫn mà ngành y tế và giáo dục đã đề ra.
Đây là tiền đề quan trọng để thầy cô tiếp tục “giữ” trẻ, không hoang mang như đã từng xảy ra, chỉ vì một vài trường hợp F0 mà cho nghỉ cả lớp học, thậm chí cả trường.
Để làm được điều này, cần xác định đúng đối tượng mắc bệnh và những trẻ liên quan phải nghỉ học, duy trì lịch học bình thường cho các học sinh khác, vận dụng nhiều hình thức học trực tiếp và trực tuyến để tất cả các em tham gia. Không chỉ quan tâm, hỗ trợ tâm lý từng học sinh, nhà trường cũng cần động viên, chăm lo đời sống giáo viên để các thầy cô yên tâm hết mình vì công việc.
Các bậc phụ huynh cũng là “mắt xích” quan trọng để việc học tập không bị đứt gãy, bởi lúc này, thực hiện nghiêm túc 5K phòng, chống dịch không chỉ bảo vệ cho các thành viên trong gia đình, mà còn góp phần ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ con cái sang bạn bè tại trường lớp.
Học sinh đi học là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng trạng thái “bình thường mới”, “giải phóng” công việc cho phu huynh, không phải chăm nom con trẻ cả ngày như trước. Chính vì vậy, việc chờ đợi, “nghe ngóng”, tâm lý lo lắng thái quá không còn phù hợp. Cha mẹ hãy đặt niềm tin vào thầy cô, nhà trường để con quay trở lại lớp, học tập và phát triển tốt nhất.
Còn khi trẻ ở nhà, phụ huynh cần tiếp tục quan tâm, sát sao, nắm bắt tình hình sức khỏe của con để kịp thời phối hợp với nhà trường; động viên, khích lệ tinh thần để con trẻ dần thích nghi với bối cảnh mới.
Sự quyết tâm của người lớn là yếu tố then chốt để cửa trường luôn mở và an toàn với trẻ nhỏ.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
Ngày 20/12, Sở GTVT Hà Nội có thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.
Mới đây, nhiều người dân phố cổ phản ánh về tình trạng tái chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, nhất là khi các dịp lễ lớn trong năm sắp đến.