Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dạy, học online: Còn đó những nỗi lo

Phóng viên - 17/09/2021 | 6:56 (GTM + 7)

Dẫu biết với tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay, việc học trực tuyến là một giải pháp hữu hiệu nhất lúc này. Tuy vậy vẫn tồn tại không ít những băn khoăn từ phụ huynh lẫn học sinh, đặc biệt là đối với các em bậc tiểu học. Vậy làm gì để giải quyết bài

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Học sinh TP.HCM học trực tuyến tại nhà - Ảnh: Tuổi trẻ
Học sinh TP.HCM học trực tuyến tại nhà - Ảnh: Tuổi trẻ

Từ ngày 06/9, học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn TP HCM và nhiều tỉnh bắt đầu năm học mới 2021 – 2022 rất đặt biệt. Vì đây là lần đầu tiên việc học trực tuyến được mở rộng gần như trên khắp các tỉnh, thành và đi kèm với viễn cảnh kéo dài ít nhất kết thúc học kỳ 1. Những khó khăn đang đi kèm với bao nỗi niềm lo lắng.

Hơn 1 tuần học trực tuyến với các thầy cô, em Hoàng Anh Đức, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Quận 5, TP Hồ Chí Minh chia sẻ:

“Có một số những bất cập nhất định thiếu sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng như là truyền đạt không có được trực tiếp nhất có thể. Em phải lên kế hoạch cho việc ôn tập cũng như tham gia các nhóm học trực tuyến để ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới ”.

Không những gặp khó khăn trong việc tương tác giữa giáo viên và học sinh; đường truyền internet không ổn định hay thiết bị học tập lạc hậu cũng cản trở đối với các em thời điểm này. Em Lê Nguyên Ân – cũng ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết:

“Tụi em khó tiếp thu được thông tin và khó trao đổi với thầy cô và bị gián đoạn về internet và thiết bị học tập”.

Thống kê từ Sở GD-ĐT TP.HCM, trong tổng số gần 700.000 học sinh trung học thì có khoảng 17.000 học sinh không có thiết bị, không có đường truyền internet; hơn 5.000 học sinh có thiết bị nhưng lại không có internet.

Riêng đối với cấp bậc tiểu học của thành phố sẽ bắt đầu chương trình từ ngày 20.9, trong tổng số hơn 647.000 học sinh thì đã có hơn 53.000 em không đủ điều kiện học trong thời gian này. Kẹt lại thành phố hơn 2 tháng nay, chị Nguyễn Thị Tôi, Phường An Lạc, Quận Bình Tân rơi vào cảnh thất nghiệp, phải nhờ nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, thực phẩm để sống qua ngày.

Việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập cho đứa con 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 là điều không thể. Chị Tôi ngậm ngùi:

“Sách tới năm trăm mấy một bộ thì tiền đâu mà mua. Con bé nó nói không có tiền thì mình mua nửa bộ thôi, rồi còn đồ đạc nữa mẹ ơi. Giờ từ từ chờ nó lớn rồi mới lo chứ giờ mấy lớp nhỏ thì chị không có tiền lo nổi”

Trước những bất cập này, ngành giáo dục TP.HCM đã lên kế hoạch hỗ trợ từng nhóm học sinh khó khăn. Nhiều trường tổ chức kêu gọi phụ huynh, giáo viên có điều kiện góp máy tính, điện thoại cũ hoặc góp tiền mua điện thoại mới cho học sinh khó khăn. Cô Trần Thúy An – Hiệu trưởng trường THCS Minh Đức, Quận 1 cho biết:

"Về vấn đề thiết bị thì qua khảo sát cũng nắm sơ bộ. Nhà trường cũng có những giải pháp như là kêu gọi các giáo viên, phụ huynh, mạnh thường quân người ta có những thiết bị cũ không dùng nữa thì tặng lại cho học sinh. Nhà hảo tâm có thể ủng hộ một số tiền nhỏ để mua thiết bị mới cho các em học sinh” 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh việc vận động, tiếp nhận nguồn tài trợ xã hội từ các nhà trường, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, đơn vị sẽ thực hiện các nhóm giải pháp hỗ trợ học sinh học trực tuyến trong dịch; đa dạng hóa về tài liệu học tập. Ngoài các bài giảng trực tuyến, Sở cũng triển khai việc dạy học trên truyền hình: 

“Sở đã làm việc với đài truyền hình để có clip hướng dẫn cho học sinh lớp 1 và lớp 2, 2 lớp nhỏ nhất và khó khăn nhất thì chúng tôi đã chuẩn bị sẵn kế hoạch dạy học trên truyền hình đến hết học kỳ 1. Chúng tôi cũng chỉ đạo là không đào sâu nội dung không đào sâu kiến thức mà phải tinh gọn nội dung cốt lõi của chương trình. Đặc biệt đối với học sinh nhỏ thì chúng tôi chỉ tập trung vào 2 môn tiếng việt và môn toán”

Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng cho biết thêm, chương trình học tập thời điểm này sẽ được tinh gọn lại, chỉ tập trung những nội dung chính, tránh việc dàn trải dẫn đến quá tải đối với các em học sinh:

“Trong tình hình khó khăn hiện nay thì nội dung sẽ được cô đọng lại, tinh gọn lại, tập trung giảng dạy những nội dung chính cơ bản nhất để cho các em học sinh học trực tuyến không dàn trãi và không quá tải trong tình hình hiện nay”

Có thể thấy, ngoài thiết bị học tập hay đường truyền internet, còn có những khó khăn đi kèm sâu xa hơn. Đó là giãn cách xã hội kéo dài, học sinh hầu hết ở nhà, giờ học thì đối diện với máy tính, điện thoại; không giao tiếp, không trải nghiệm, không có bất cứ hoạt động tập thể nào nên điều đáng lo nhất không phải là thiếu kiến thức.

Theo tiến sĩ Vũ Thu Hương, Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc học online chỉ là một hình thức cứu cánh trước tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay: 

“Trước hết việc học online không thể xem là xu thế được nó chỉ là một hình thức cứu cánh trong thời điểm rất căng thẳng như thế này. Riêng đối với học sinh thì việc học online sẽ sinh ra rất nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe, tâm lý và rất nhiều vấn đề khác nữa.”

Ảnh minh họa - VGP
Ảnh minh họa - VGP

Học trực tuyến là giải pháp tình thế trong trạng thái sống chung với dịch, nhằm đảm bảo kiến thức cho các em học sinh đặc biệt là lớp cuối cấp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể với mỗi cấp học, đặc biệt là với các lớp tiểu học. Góc nhìn của VOV Giao thông: “Dạy, học online- còn đó những nỗi lo”

Dạy học online, dạy học trực tuyến đã được thực hiện từ đợt dịch covid-19 bùng phát từ năm ngoái. Khi đó đã có rất nhiều nơi trong cả nước phải áp dụng khi thực hiện giãn cách xã hội. Riêng đợt dịch thứ 4 này, hầu hết các tỉnh, thành thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16 nên từ đầu tháng 9 đến nay phải áp dụng vì các em không thể đến trường do phải chống dịch.

Như vậy học trực tuyến không phải là mới mẻ, chưa từng xảy ra nhưng giờ đây khi hoàn cảnh bắt buộc thì càng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và khó khăn. Điều này không chỉ đến với các em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà ngay cả các thành phố lớn cũng rất lúng túng, kém hiệu quả.

Đầu tiên là đường truyền internet nhiều lúc chập chờn, lúc có lúc không; khiến cả thầy cô giáo và học sinh đều vất vả. Có nơi nguyên tắc, máy móc, yêu cầu chỉ học trên một phần mềm nhất định do Sở Giáo dục cung cấp để dễ cập nhật dữ liệu, kiểm tra nên khi hàng trăm ngàn em vào học cùng lúc là ngẽn mạng, treo máy; cả thầy và trò phải đợi rất lâu mới khởi động được.

Nhiều nơi yêu cầu giáo viên cập nhật bài giảng tải lên cũng đã khó mà học trò tải về còn khó hơn. Đó là chưa kể chất lượng bài giảng nhiều nơi vẫn rập khuôn, giữ nguyên lượng kiến thức đồ sộ khiến cả thầy và trò đều quá tải, ngao ngán.

Dịch dã bao vây nhiều tháng trời, khiến đời sống khó khăn, nhiều em gia đình nghèo nên không có máy tính, không có điện thoại để học trực tuyến; phải học nhờ, học theo giờ để nhường máy cho anh chị em vì nhà chỉ có một thiết bị duy nhất.

Không gian học tập cũng bị ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng vì không phải nhà nào cũng có phòng riêng, góc học tập riêng dành cho các em. Việc đang học vẫn xen lẫn tiếng bên ngoài vọng vào làm mất trật tự cả lớp diễn ra phổ biến, thường xuyên; khiến các em rất khó tập trung.    

Hiểu được các khó khăn này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào” Sóng và máy tính cho em” với mong muốn đem lại các thiết bị hỗ trợ cần thiết cho các em học sinh nghèo, học sinh khó khăn vùng đang bị ảnh hưởng của dịch COVID.

Phong trào quyên góp, ủng hộ các em diễn ra khá rầm rộ. Các nhà mạng cũng thực hiện cải thiện đường truyền, đẩy nhanh tốc độ truy cập, giảm giá hoặc miễn cước cho học sinh, sinh viên. Nhiều nơi cũng xác định, không đặt nặng thành tích, chủ động giảm tải tối đa để không tạo áp lực căng thẳng cho thầy cô và các em. Đây là những việc làm thiết thực, cần thực hiện nhanh chóng và đầy đủ.   

Hiện nay, dịch COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp, việc đóng cửa trường học ở TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trong cả nước dự kiến sẽ còn kéo dài. Học online, học trực tuyến là một yêu cầu bắt buộc nhằm giúp một thế hệ học sinh không bị đứt gãy học vấn vì dịch dã. Do vậy, ngay lúc này, các cơ quan quản lý nhà nước phải hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị máy móc, đường truyền ổn định để các em được học đầy đủ;thầy cô giáo không quá vất vả.

Bộ giáo dục và đào tạo cùng ngành giáo dục  địa phương phải tính toán thiết kế chương trình dạy trực tuyến chuẩn, khoa học, phù hợp với hoàn cảnh mới. Các thầy cô cùng với sự tận tâm đã có cần sáng tạo, linh hoạt hơn nữa để tạo ra các bài giảng hay, thu hút học sinh. Phụ huynh học sinh, người lớn nếu phải ở nhà giãn cách cần quan tâm, hỗ trợ các em tốt nhất trong việc học hành; sát cánh cùng nhà trường vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thử thách này.

Sắp tới khi nguồn vắc xin về nhiều cần tổ chức tiêm chủng cho các em để trường học có thể mở cửa trở lại; các em được đi học an toàn và ổn định. Về lâu dài, học trực tuyến có thể là một xu thế của thời đại khi con người phải đối mặt với các bất ổn mới; do vậy cần tính toán, đầu tư cho thực sự hiệu quả; tránh bị động và nhiều nỗi lo như hiện nay. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //