Dự án cải tạo, nâng cấp QL 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, năm 2022 dự kiến hơn 56 tỉ đồng. Năm 2023 dự kiến khoảng 285 tỉ đồng và năm 2024 phần còn lại trong tổng mức đầu tư.
Dự án có điểm đầu tại Km73+500 kết nối với dự án “Kết nối giao thông và thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia. Điểm cuối tại Km78+300 tại nút giao với đường An Dương Vương, phường Thái Bình, Thành phố Hòa Bình.
Tổng chiều dài dự án là 4,8km, không bao gồm các hạng mục đã được đầu tư trong dự án VRAMP (dự án quản lý tài sản đường bộ) trước đó. Dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2024.
Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường ôtô cấp 3 đồng bằng bốn làn xe; chiều rộng nền đường 20,5m; tốc độ thiết kế 80km/h.
Hướng tuyến của dự án cơ bản bám theo hướng tuyến Quốc lộ 6 hiện tại, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo cấp đường. Đối với các cầu còn tốt đủ tải trọng và khẩu độ sẽ mở rộng phù hợp với quy mô đường; xây dựng mới các cầu yếu, không đủ khẩu độ.
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình sẽ góp phần hoàn thiện tuyến Quốc lộ 6 theo quy hoạch; hình thành tuyến vành đai phía ngoài của thành phố Hòa Bình để hỗ trợ phát triển đô thị tỉnh; tăng cường kết nối Hòa Bình với thủ đô Hà Nội; giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án 6 hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi. Lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan để kiểm tra, rà soát, đảm bảo phạm vi giải phóng mặt bằng phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ quy định.
Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.
Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.