Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đã có chữ ký số, vì sao vẫn phải mực đen dấu đỏ việc mới chạy?

Phóng viên - 16/09/2021 | 7:04 (GTM + 7)

Mặc dù chữ ký số được công nhận có giá trị như chữ ký trực tiếp, song nhiều trường hợp phải chờ ký tươi, đóng dấu mới triển khai các công việc tiếp theo. Điều này làm phát sinh nhiều chuyến đi không cần thiết, ảnh hướng đến hiệu quả công việc. Cần làm gì

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Gần 2 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, trong khi nhân viên nhiều doanh nghiệp phải nghỉ hoặc luân phiên đến đơn vị làm việc, thì gần như toàn bộ nhân viên ngân hàng Quân đội (MB) vẫn làm việc online bình thường.

Lý giải về điều này, bà Trần Thị Bảo Quế, thành viên Ban Điều hành MB cho biết, từ năm 2014, MB trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng chữ ký số cho hệ thống thanh toán thu chi hộ với Tổng cục Thuế và là một trong số ít các ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua kênh số cho khách hàng doanh nghiệp.

Đến nay, ứng dụng chữ ký số đã trở thành công cụ chính trong quá trình cung cấp dịch vụ đến hơn 10 triệu khách hàng của MB. Bà Quế cũng cho hay, gần như 100% văn bản giấy tờ được giải quyết qua hệ thống văn phòng điện tử và  hồ sơ cho vay được trình, phê duyệt qua hê thống quản lý điện tử: 

Giai đoạn như hiện nay, với việc ứng dụng văn phòng số, chữ ký số đang làm cho toàn bộ MB của chúng tôi, hơn 10 nghìn cán bộ, nhân viên trên tất cả các vùng miền cảm giác vẫn rất gần gũi vì một nhân viên có thể vừa trình hồ sơ này chạy qua một vài cấp phê duyệt là Tổng giám đốc có thể ngay tại Hà Nội phê duyệt ngay một khoản vay ở một tỉnh rất xa. 

Ông Tống Quang Giang, Giám đốc Công ty tài nguyên mạng Việt Nam Công ty tài nguyên mạng Việt Nam cũng cho biết, từ năm 2014, toàn bộ những giấy tờ, văn bản điều hành nội bộ doanh nghiệp đều được xử lý bằng chữ ký số, kể cả các giao dịch với ngân hàng. Do vậy, dù không đến trụ sở doanh nghiệp, song toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp vẫn vận hành bình thường. Tuy vậy, vẫn có những trở ngại với hoạt động dịch vụ chữ ký số của doanh nghiệp:

Những dịch vụ công, ví dụ bên công chứng, hoặc giải trình các vấn đề về thuế chẳng hạn thì vẫn phải dùng chữ ký tươi hoặc đóng dấu. Có lẽ họ cần lưu trữ, vì khi gửi vào mail của họ, có thể họ in ra thì không còn tính bảo mật nữa.

Đối với các cơ quan hành chính, dù hầu hết đều đã triển khai ứng dụng chữ ký số, song thực tế, mức độ ứng dụng trong công việc rất hạn chế, chủ yếu là các dịch vụ công cơ bản, còn những nghiệp vụ nội bộ như phê duyệt giấy tờ, công văn thì các đơn vị đều chưa có quy chế để sử dụng.

Nói các khác, nhiều cơ quan hành chính chưa ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ. Về điều này, ông Dương Thanh Hiển, Tổng cục Đường bộ VN cho biết:

Văn bản giấy tờ ra tới tấp. Bên này vẫn thay nhau đi trực để xử lý tất cả các tình huống, ở nhà làm sao xử lý được. Đa phần vẫn dùng chữ ký tươi vì vẫn phải đi trực thì cần gì phải số. 

Ông Nguyễn Khơ Din, Tổng Giám đốc Bkav CA cho hay, mức độ áp dụng chữ ký số chủ yếu ở các dịch vụ công cơ bản như thuế, bảo hiểm, hóa đơn điện tử... Lý giải nguyên nhân khiến các doanh nghiệp và cơ quan hành chính chậm trễ sử dụng chữ ký số, ông Din cho rằng, đa phần do nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp chưa có quy chế sử dụng chữ ký số, dẫn đến việc vẫn sử dụng chữ ký tươi, dấu đỏ:

Nguyên nhân cơ bản là tính đồng bộ, tức là ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các chế tài về pháp lý đang chưa khuyến khích việc ký văn bản điện tử trong nội bộ. Để sử dụng được chữ ký số trong các cơ quan, doanh nghiệp thìi họ phải triển khai các hệ thống ứng dụng để khởi tạo các văn bản cũng như các bước ký và phát hành, đó chính là văn phòng điện tử.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ Thông tin - Truyền thông cũng cho biết, hiện 100% các doanh nghiệp, cơ quan hành chính được cấp chứng nhận chữ ký số, song chủ yếu áp dụng với một số dịch vụ công cơ bản như: kê khai thuế, kho bạc. Ngoài ra, việc tiếp nhận văn bản giữa các đơn vị hoặc quản trị nội bộ cũng chưa thực sự khuyến khích việc sử dụng chữ ký số:

Có 2 nguyên nhân, tứ nhất là từ bên nhận, ví dụ anh nộp hồ sơ về Sở Giao thông, thì Sở Giao thông chưa có cơ chế cho doanh nghiệp dùng chữ ký số để nộp hồ sơ. Chẳng hạn anh dùng trình duyệt, thì trong trình duyệt phải cài một Plug-in để kích hoạt việc ký. Cái này bên Sở Giao thông mà chưa làm thì doanh nghiệp chưa làm được. Một nguyên nhân thứ 2 là bản thân doanh nghiệp không tự ký số lên văn bản một cách riêng biệt được.

Mặc dù các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều được cấp chứng nhận sử dụng chữ ký số, song, do chưa có cơ chế khuyến khích khiến việc ứng dụng chữ ký số vẫn triển khai chậm trễ. Không những vậy, hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có chế tài bắt buộc áp dụng, nên nhiều cơ quan, đơn vị vẫn rơi vào tình trạng chờ chữ ký tươi, dấu đỏ.

Góc nhìn này của VOV Giao thông: Khuyến khích thôi chưa đủ

Về mặt pháp lý, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 130 năm 2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã công nhận chữ ký số và chữ ký trực tiếp có giá trị pháp lý như nhau. Đây là những nền tảng pháp lý quan trọng để các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số, thay thế cho chữ ký trực tiếp, giúp các dơn vị có thể giải quyết công việc mọi lúc, mọi nơi.

Đến thời điểm này, cả nước đã có 16 đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số được cấp phép với 100% doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước được cấp chứng nhận chữ ký số.

Song nền tảng pháp lý là một chuyện, việc ứng dụng, triển khai thực tế lại là chuyện khác. Con số 100% doanh nghiệp, đơn vị được cấp chứng nhận chữ ký số chỉ nói lên ý nghĩa về mặt con số. Thực tế con số hàng trăm người phải chờ trực tại UBND các phường, xã xin cấp giấy đi đường ở Hà Nội thời gian qua phần nào cho thấy chữ ký số không được sử dụng một cách hiệu quả đã chứng minh điều đó.

Chắc chắn không ít chuyến đi trong đó có thể được giảm thiểu nếu ứng dụng chữ ký số được cả bên giao và bên nhận sử dụng. 

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, dù các văn bản quy phạm pháp luật quy định chữ ký số và chữ ký trực tiếp có giá trị như nhau. Tuy vậy, các văn bản này cũng không bắt buộc các bên sử dụng chữ ký số, nhất là trong các giao dịch hành chính. Nói cách khác, Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 130 đang bảo vệ bên nhận văn bản. Do vậy, việc sử dụng chữ ký số phụ thuộc rất nhiều vào bên nhận văn bản.

Nếu bên nhận chấp nhận cả chữ ký số và chữ ký trực tiếp, thì chữ ký số sẽ được sử dụng và người lại. Thực tế, không chỉ câu chuyện giấy đi đường tại UBND các phường, xã vừa qua, mà ngay cả tại các cơ quan hành chính nhà nước, dù giãn cách xã hội, hạn chế người dân ra đường, nhưng bộ phận “Một cửa” của các cơ quan này hầu như phải vẫn duy trì. 

Đặc biệt, Luật Lưu trữ cũng chưa có chính sách khuyến khích, vẫn coi trọng lưu trữ bản giấy với chữ ký trực tiếp.

Để tháo gỡ, thúc đẩy ứng dụng chữ ký số, cần nhiều hơn sự khuyến khích như hiện nay. Ngoài việc gỡ bỏ những rào cản này, còn cần những quy định mang tính ràng buộc với những cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng chữ ký số.

Chẳng hạn, Quyết định 838 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bắt buộc doanh nghiệp/cá nhân phải thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp báo cáo bảo hiểm điện tử, mà muốn khai bảo hiểm xã hội điện tử thì yêu cầu tiên quyết là phải có chữ ký số hợp pháp.

Tương tự, Nghị định 119 năm 2018 của Chính phủ cũng quy định bắt buộc 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Để sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần có chữ ký số hợp lệ. 

Những quy định này khiến toàn bộ doanh nghiệp, đơn vị phải ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động kê khai thuế, bảo hiểm.

Do vậy, các cơ quan hành chính nhà nước cũng cần có những bước tạo đà tương tự, để việc tiếp nhận những văn bản sử dụng chữ ký số “có đất sống”.

Khi các giao dịch hành chính của doanh nghiệp, đơn vị với các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện bằng chữ ký số sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng chữ ký số một cách rộng rãi, qua đó, vừa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị, vừa hạn chế những chuyến đi không cần thiết.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //