Cứu tinh trên biển
Không thể nhớ hết những chuyến ra khơi cứu nạn, hầu hết đều trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hiểm nguy luôn rình rập, nhưng niềm vui và hạnh phúc nhất là khi tìm thấy được các nạn nhân và đưa về đất liền.
Liên quan đến tình hình nghiên cứu cát biển làm vật liệu đắp cho các dự án cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra chiều 13/1, tại Hà Nội, ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo báo cáo, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường cho các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (các dự án khởi công trong giai đoạn 2022 - 2025) lên tới 40 triệu m3; trong đó, năm 2023 cần khoảng 17 triệu m3, năm 2024 - 2025 cần khoảng 23 triệu m3.
Ngoài ra, nhu cầu cát làm vật liệu san lấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 lên tới hàng trăm triệu m3. Trong khi đó, nguồn cát từ khai thác cát lòng sông chỉ đáp ứng được khoảng 50% trữ lượng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn bị nguồn vật liệu đắp nền (cát, đất…) cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long" để đánh giá tài nguyên cát biển.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết sẽ có kết quả giai đoạn 1 của dự án này trong tháng 8/2023 và báo cáo toàn bộ trữ lượng tài nguyên tại khu vực trong tháng 12/2023", ông Kiên khẳng định.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên, dự kiến, cuối năm 2023, Bộ Tài Nguyên và Môi trường có thể công bố kết quả việc sử dụng cát biển có đáp ứng, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, an toàn môi trường xung quanh trong sử dụng đắp nền thi công cao tốc.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 85 về tình hình vật liệu triển khai hai dự án thành phần cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, thì nhu cầu cát đắp nền đường cho 2 cao tốc này cần khoảng 18,5 triệu m3; trong đó, năm 2023, nhu cầu vật liệu cho hai dự án thành phần khoảng gần 12 triệu m3.
Đến nay, mới chỉ có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát cho dự án từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác. Các địa phương khác trong khu vực đều chưa có kế hoạch.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã có văn bản gửi các tỉnh hỗ trợ giới thiệu, xác định vị trí mỏ vật liệu thuận lợi nhất để giới thiệu, cấp phép khai thác trực tiếp cho nhà thầu, tạo thuận lợi cho quá trình thi công dự án.
“Đối với việc cấp mỏ mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang yêu cầu các địa phương có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 10/1 kế hoạch bố trí vật liệu cát cho dự án./.
Không thể nhớ hết những chuyến ra khơi cứu nạn, hầu hết đều trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hiểm nguy luôn rình rập, nhưng niềm vui và hạnh phúc nhất là khi tìm thấy được các nạn nhân và đưa về đất liền.
Trong số các câu chuyện truyền cảm hứng từ người trẻ, có những câu chuyện từ sự tỏa sáng trên con đường học hành, lập nghiệp với thành công vang dội; Có những cảm hứng đến từ sự vượt lên số phận nghiệt ngã; Có những câu chuyện lan tỏa tình yêu nghệ thuật và giá trị truyền thống dân tộc ra thế giới…
Tôi thấy mình không ăn Tết giống hoàn toàn với vùng nào Việt Nam. Nhưng thanh thản đón tân niên, bình yên yêu Hà Nội và nơi mình đang sống. Vì hình như tôi đã nói với bạn rồi phải không nhỉ? Tim mình ở đâu thì Nhà ở đó. Tết ở đó!
Chỉ vào nạn nhân tôi nói nhanh “Anh này bị tai nạn…”, chưa hết câu anh ta rồ ga phóng đi. Tôi lắc đầu, hình như lòng nhân ái ngày càng khan hiếm.
Kể từ khi chính thức đưa vào khai thác vận hành, tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và xe buýt điện đã đánh dấu cột mốc chuyển mình của giao thông công cộng Thủ đô.
Với sự hỗ trợ của công nghệ, thay vì "ăn Tết", giới trẻ ngày nay chuyển sang "chơi Tết". Họ tận dụng sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ để thuận tiện hóa mọi thứ, tập trung nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời, công nghệ cũng trở thành công cụ đắc lực thu hẹp các vấn đề khoảng cách và giao tiếp xã hội.
Một năm qua chắc chắn sẽ có biết bao điều còn đọng lại với những câu chuyện chân thành, những lời cảm ơn, những bài học tử tế để cuộc sống thêm ý nghĩa và tốt đẹp.