Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị thêm tàu khách ra Côn Đảo
Theo TTXVN - 20/07/2022 | 16:19 (GTM + 7)
Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tăng cường việc tiếp nhận tàu khách ra đảo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và khách du lịch.
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV về việc vận tải hành khách ra Côn Đảo. Trong văn bản này, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tăng cường việc tiếp nhận tàu khách ra đảo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và khách du lịch.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang, hiện nay có 4 tuyến vận tải hành khách từ bờ ra Côn Đảo thuộc 3 doanh nghiệp đăng ký vận tải tuyến cố định đã được chấp thuận gồm tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo; Trần Đề - Côn Đảo và Cần Thơ - Côn Đảo.
Riêng tuyến Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo đã được công bố nhưng chưa có đơn vị được cấp phép vận tải hành khách cố định.Tại huyện Côn Đảo, chỉ có duy nhất một cảng cá Bến Đầm tiếp nhận tàu khách cho 4 tuyến vận tải thủy từ bờ ra Côn Đảo nói trên.
Trước ngày 1/5/2021, các tàu hoạt động thường xuyên theo lịch đã đăng ký. Từ tháng 5/2021 đến ngày 20/2/2022, các tàu phải tạm ngưng hoạt động do yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương.
Từ tháng 3/2022 đến nay, tình hình đã được cải thiện, nhưng Ban quản lý cảng Bến Đầm vẫn hạn chế số lượt tàu vào, rời cảng, hiện tại là 2 chuyến trong ngày.Về mặt quản lý nhà nước, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện công tác quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, theo đúng quy định.
Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho hay, có 3 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến bờ ra Côn Đảo gồm: Công ty cổ phần Mai Linh Tây Đô; Công ty cổ phần Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang; Công ty cổ phẩn Tàu cao tốc Phú Quốc.
Theo số liệu thống kê, tổng lượt hành khách đến, rời Côn Đảo trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 172.548 lượt khách (gồm: 87.702 lượt khách đến và 84.846 lượt khách rời), vượt xa tổng số lượt hành khách của cả năm 2021 (đạt 135.625 lượt khách).
“Trong năm 2022 nhu cầu đi lại của người dân (bao gồm cả người dân sinh sống trên đảo và khách du lịch) rất lớn. Tuy nhiên, huyện Côn Đảo hiện nay vẫn đang hạn chế tiếp nhận tàu khách ra nên hầu hết các chuyến tàu đều kín chỗ, dẫn đến tình trạng khan hiếm vé trong các ngày cuối tuần và các ngày lễ”, Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang thông tin.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đã niêm yết giá vé công khai tại các điểm bán vé và trên Website của công ty với nhiều hình thức bán vé như bán trực tiếp từ phòng vé của công ty; bán thông qua đại lý được công ty uỷ quyền; bán vé trực tuyến.
Đối với các đối tượng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiến sỹ, cán bộ công chức, viên chức làm việc tại huyện Côn Đảo và người dân Côn Đảo đều được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách có chính sách ưu đãi, hỗ trợ giảm giá vé theo quy định.
Cục Hàng hải Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các cảng vụ hàng hải tăng cường kiểm tra giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách về việc niêm yết giá vé, bán đúng giá niêm yết, khai thác đúng kế hoạch đăng ký. Điều này nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người dân và khách du lịch.
Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, huyện Côn Đảo tăng cường việc tiếp nhận tàu khách ra đảo để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và khách du lịch trong thời gian tới.
Trước đó, ở Hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Côn Đảo trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cử tri huyện Côn Đảo đã kiến nghị với Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh một số nội dung, trong đó có việc tăng cường phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hoá từ đất liền ra Côn Đảo và ngược lại để phục vụ an sinh, phát triển kinh tế./.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.