Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cô giáo miền xuôi thắp sáng ước mơ bản em

Phóng viên - 25/08/2021 | 14:07 (GTM + 7)

14 năm từ miền xuôi lên miền ngược, ở nơi những mái trường dựng bởi vách nứa, mái tôn, không có điện, cũng chẳng có nước, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh như cắt da cắt thịt, đến ngọn nến cũng phải tiết kiệm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cô giáo Bùi Thị Minh Khuyên đem 'con chữ' đến với các em nhỏ vùng cao - Ảnh: NVCC
Cô giáo Bùi Thị Minh Khuyên đem 'con chữ' đến với các em nhỏ vùng cao - Ảnh: NVCC

EM KHÔNG NGHỈ HỌC NỮA ĐÂU, EM THƯƠNG CÔ

"Ngày bé em rất thích làm cô giáo, đấy cũng là ước mơ của mẹ, lớn lên xem trên tivi thấy cảnh Tây Bắc đẹp nên muốn lên Tây Bắc. Đấy là em thuộc diện cầu được ước thấy". 

Đó là chia sẻ của cô giáo Bùi Thị Minh Khuyên (trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Pa Ủ - Huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu) - một người con lớn lên ở mảnh đất Thái Bình, không chỉ vì say cái cảnh núi rừng mà cô giáo trẻ còn mơ ước mang những hi vọng, đem con chữ đến với các em nhỏ vùng cao, và thắp sáng lên ánh đèn nơi những vùng đất chạm chân mây. 

14 năm từ miền xuôi lên miền ngược công tác dẫu biết rằng khó khăn, vất vả là điều chắc chắn. Cô Khuyên kể ở nơi những mái trường tạm dựng bởi vách nứa, mái tôn, không có điện, cũng chẳng có nước, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh như cắt da cắt thịt, đến ngọn nến cũng phải tiết kiệm.

Vì thế nên cô và các đồng nghiệp phải tranh thủ soạn giáo án bằng tay trước 4 rưỡi chiều. Nếu muốn sạc pin cho máy tính thì đợi tới cuối tuần đi bộ khá xa xuống trung tâm mới có điện để làm việc.        

Các thầy cô khó khăn đến mấy vẫn chịu được, nhưng thương các em nhất là độ tháng 3, tháng 4 trời như đổ lửa lại không có quạt, cũng chẳng có nước, nóng như vậy làm sao các con học đây? Nên sau khi ăn và ngủ trưa dậy là cô trò lại tổ chức cho học sinh ra suối tắm, mát mẻ rồi về các con mới chịu học.  

Nhưng thế đã là gì đâu, buổi tối có những lớp học gọi tên là xóa mù chữ nhưng những chiếc đèn pin đeo trên đầu để soi sách sao mà đủ sáng được cái chữ đây? Chưa kể các em còn nhỏ nên suy nghĩ còn tùy ý lắm, thích thì đi học, mà chẳng thích thì đi nương. Đó cũng là một khó khăn, thách thức với cô giáo trẻ miền xuôi.

Cô giáo Bùi Thị Minh Khuyên chia sẻ: “Khi học sinh nghỉ học, mình nhờ người đứng lớp. Mình đi tận nơi tìm, lần đầu tiên thấy bạn ở nương, mình dẫn bạn ấy về. Đến lần thứ 2 bạn ấy về đi học được 2 ngày đến ngày thứ 3 rồi lại nghỉ, mình lại đi tiếp. Lần này bạn ấy đang làm ở nương.

Mẹ bạn ấy hỏi sao cô giáo lại đi ra tận đây cho vất vả? Mình bảo biết vất vả sao còn cho con nghỉ học? Phụ huynh  bảo nó ngủ dậy muộn. Nếu mà ngủ dậy muộn đến nhà cô giáo ngủ cô đưa đi học đầy đủ. Thế rồi trên đường về bạn ấy bảo với mình: “Cô ơi lần sau em không nghỉ học nữa đâu, nghỉ thế này cô đi mệt lắm, vất vả lắm, em thương cô”.  

Kể đến đây tôi chợt nhớ tới một câu nói “Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra phép màu. Phép màu ấy không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bạn “.        

Đường tới trường của GV, HS Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ còn nhiều vất vả. Ảnh: NVCC
Đường tới trường của GV, HS Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ còn nhiều vất vả. Ảnh: NVCC

HẠNH PHÚC CỦA CÔ GIÁO MIỀN XUÔI

Đường vào bản lởm chởm sỏi đá và bùn lầy, có những đoạn chiều rộng đường chỉ hẹp chừng nửa mét, một bên là vách núi chơi vơi, nhưng đó lại là cung đường mỗi ngày của cô Khuyên.

Vui có, buồn có, sợ cũng có chứ đường thì khó đi, chưa kể những ngày mưa bão bay cả mái nhà tạm giữa đêm. Nhưng chính từ những khó khăn đó lại thôi thúc cô Khuyên tìm cách để xây lên những điểm trường khang trang hơn và thắp sáng lên đó là những ánh đèn.      

Năm 2019 được biết đến câu lạc bộ Tình Nguyện Trẻ, cô Khuyên tham gia dự án “Thắp sáng bản em” và nhận được giải. Số tiền thưởng từ cuộc thi cô Khuyên dùng để mua pin năng lượng mặt trời lắp cho cả trường mầm non và tiểu học. Thế là các thầy cô có điện để sạc pin thiết bị, các em nhỏ mùa hè không còn sợ nóng vì bây giờ đã có quạt mát, đi học không phải dùng đèn pin, bà con dân bản thì được xem ti vi. Niềm hạnh phúc tưởng chừng giản đơn thế mà xôn xao cả con bản nhỏ, từ đó cô giáo trẻ càng khao khát thắp sáng yêu thương về khắp mọi nơi.        

Thương các em nhỏ vùng sâu, vùng xa không có 1 chỗ học tập tử tế, năm 2020 cô Khuyên tiếp tục kết hợp cùng nhóm Tình nguyện niềm tin với những hoạt động ý nghĩa để tiếp tục mua pin và xây dựng được thêm 5 điểm trường khang trang hơn.

Mang theo 2 đứa con thơ giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ cùng nụ cười của trẻ làm hành trang, đường vào bản dẫu còn khó khăn, vất vả, thời tiết khắc nghiệt nhưng chưa bao giờ làm cô giáo trẻ nản lòng.

Năm nay cô Khuyên lại tiếp tục kết nối với nhóm Sức mạnh 2000, giờ chỉ chờ qua mùa mưa là sẽ lại có thêm những ngôi trường tuy còn đơn sơ mọc cạnh bìa rừng thác suối; nhưng đối với các em thì đây là phòng học lý tưởng, che mưa, che nắng và tránh được cái lạnh tê tái của mùa đông nơi vùng cao. 

Nhìn đồng nghiệp và các em nhỏ cùng dân làng trong bản vui mừng, hạnh phúc trong ngày nhận trường, cô giáo miền xuôi không giấu nổi sự xúc động bởi trong khi trẻ em thành phố chẳng thiếu thứ gì, thứ được yêu cầu duy nhất chỉ là học sao cho giỏi thì những đứa trẻ nơi đây lại thiếu thốn đủ thứ nhưng thứ chúng thiếu nhất là điều kiện học hành.

Muốn các em có một tương lai tươi sáng, muốn thay đổi cuộc sống nghèo khổ vùng cao phải bắt đầu vun trồng từ chính các em.

Để có một ngôi trường kiên cố như vậy cô Khuyên đã không ngừng kêu gọi, ra sức vận động kinh phí từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân. Không chỉ vậy, để vận chuyển vật liệu xây dựng lên các điểm trường, rồi thì kêu gọi người dân tham gia giúp sức còn gian nan bội phần.

Nhưng những khó khăn đó chẳng làm nản lòng cô Khuyên cùng rất nhiều thầy cô giáo miền xuôi lên cắm bản, cắm rừng để ở lại với những đứa trẻ sống thiếu thốn đủ thứ nhưng vẫn luôn có nụ cười hồn nhiên, lễ phép và khát khao được tới trường. 

Cuối cùng tôi hỏi cô Khuyên bao giờ sẽ tạm biệt nơi này? Cô nói đã nhiều lần làm hồ sơ xin rút về nhưng cứ đến khi được xét duyệt cô lại đổi ý, tự nguyện xin ở lại. Và sau vài lần như thế cô đã từ bỏ hẳn ý định rời xa nơi đây. 

Tôi tin và tất cả chúng ta cùng tin với sức mạnh đến từ trái tim chắc chắn cô Khuyên và các đồng nghiệp cùng những học trò của mình sẽ viết nên nhiều câu chuyện thiên lý hơn nữa mang tên “Thắp sáng ước mơ bản em”.  

---

Các bạn thân mến, nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //