Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện từ “Hành trình thứ hai của rác”

Thanh Phê - 26/11/2022 | 21:34 (GTM + 7)

Rác thải nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nếu không biết xử lý đúng cách. Hiểu được điều này, cô Châu Thị Mộng Tuyền, Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Phương Ninh, tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện mô hình “Hành trình thứ 2 của rác thải nhựa”.

Từ đây, những thứ bỏ đi, qua bàn tay khéo léo của các em học sinh và sự chỉ dạy tận tâm của cô Tuyền vừa trở thành những vật dụng hữu ích, vừa được tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

PV: Từ đâu cô có ý tưởng thực hiện mô hình “hành trình thứ 2 của rác thải nhựa”?

Cô Tuyền: Mô hình mình làm năm 2020 – 2021, mình cũng thấy ở trường mình, mình tổ chức cho học sinh làm kế hoạch nhỏ nhưng khi làm kế hoạch nhỏ cái, thu nhập của bán ve chai thì nó không được nhiều.

Mình thấy lượng rác thải nhiều nên mình nghĩ ra ý tưởng là làm ra những sản phẩm gì đó để mình có nguồn quỹ nhiều hơn, so với mình thu gom để bán chai thôi. Sau đó, mình cũng giúp cho trường giáo dục cho học sinh công tác bảo vệ môi trường luôn.

Ý tưởng “biến” rác thải thành hoa bán gây quỹ được cô Tuyền duy trì suốt 3 năm qua với tên gọi “Hành trình thứ 2 của rác thải”. Ảnh: Thanh Duy/Thanh niên

Ý tưởng “biến” rác thải thành hoa bán gây quỹ được cô Tuyền duy trì suốt 3 năm qua với tên gọi “Hành trình thứ 2 của rác thải”. Ảnh: Thanh Duy/Thanh niên

PV: Cách cô và học trò của mình thực hiện mô hình này cụ thể như thế nào?

Cô Tuyền: Đầu tiên, mình cho học sinh thu gom lượng rác thải, mình sẽ tổ chức một buổi ở trường cho tất cả học sinh, rồi phối hợp với giáo viên và một số phụ huynh, học sinh của trường thực hiện làm các sản phẩm, làm tại trường trong một ngày.

Sau đó, sẽ tiếp tục cho giáo viên, phụ huynh, học sinh làm ở nhà hoặc những ngày nào rãnh ở trên trường thì giáo viên có thể tiếp tục làm. Khi làm xong các sản phẩm, mình sẽ tổ chức một buổi gây quỹ, trưng bày các sản phẩm rồi bán cho phụ huynh, xong mình dành số tiền quỹ đó để mình ủng họ lại cho học sinh.

PV: Như vậy mình sẽ phân loại rác, đối với các chai nhựa sẽ được tận dụng lại để làm ra các sản phẩm hữu ích bảo vệ môi trường. Qua 2 năm thực hiện, đến nay kết quả như thế nào?

Cô Tuyền: Thu gom riêng, sau đó cũng vận động học sinh ở nhà các em có sử dụng những nhựa, từ những chai xà bông, chai nước giặt, nước rửa chén thì kêu các em sẽ thu gom lại, để dành lại để mình làm các sản phẩm luôn.

Năm 2020 - 2021 mình làm gây quỹ được mười mấy triệu, số tiền đó mình sử dụng để giúp đỡ cho học sinh nghèo, từ từ vậy đó. Hiện mình được 500 ký gạo, số lượng áo trắng mua để tặng cho học sinh khoảng 200 áo trắng.

PV: Đối với các trường hợp phát sinh, mình có những hỗ trợ gì từ nguồn quỹ này?

Cô Tuyền: Những trường hợp phát sinh tại lớp thì có những trường hợp nào cần hỗ trợ những dụng cụ học tập, thì mình cũng hỗ trợ nhưng số lượng hỗ trợ dụng cụ học tập ít hơn số lượng mình cho gạo và áo trắng.

Đầu tiên mình cho định kỳ, sau này phát sinh những trường hợp nào đặc biệt thì mình sẽ cho.

PV: Qua mô hình của mình, cô có mong muốn gửi gắm điều gì?

Cô Tuyền: Mình làm bình hoa nè, mình làm các lọ đựng bút, viết, làm các trái châu, lồng đèn, làm các đồ chơi, kệ đựng điện thoại, nói chung rất nhiều sản phẩm.

Khi thực hiện mô hình, học sinh, phụ huynh rồi ban giám hiệu nhà trường cũng như tất cả các giáo viên trong trường rất ủng hộ, tham gia rất nhiệt tình, các em cũng có ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường khi mình thực hiện mô hình này.

PV: Xin cảm ơn cô với những chia sẻ vừa rồi.

Ý kiến của bạn
Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa. Đóng cửa, có 16 mặt hàng tăng giá và 15 mặt hàng giảm giá. Đà tăng đến từ nhóm nông sản với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc xanh

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.

// //