Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Khi lên mạng tìm thông tin về tốc độ lái xe tối đa của các quốc gia, các bạn sẽ tìm được những con số rất ổn định. Ví dụ, nếu bạn tìm thông tin về nước Đức, thì đây là quốc gia không giới hạn tốc độ trên đường cao tốc.
Và nếu có hạn chế, thì sẽ hạn chế ở tốc độ 130 km/h; con số đó ở Pháp là khoảng 120 km/h; ở Italia là 100 km/h; và ở nhiều quốc gia khác là khoảng 100-120 km/h. Còn ở các đường nông thôn, các tuyến đường khác, tốc độ tối đa là 70 km/h.
Việc đó được áp dụng ổn định. Nếu bạn lên các cao tốc trong quốc gia đó, tất cả đều được quy định với cùng một tốc độ tối đa. Ví dụ, nếu bạn vào Italia, thì đương nhiên sẽ không có những tuyến cao tốc mà hạn chế với tốc độ thấp hơn hay cao hơn quy định tốc độ bạn đọc được ở biên giới (tất nhiên là trừ những đoạn đường đang sửa chữa).
Còn đây là một bức tranh khác.
Từ Hà Nội, có nhiều tuyến cao tốc được xây dựng theo cùng một tiêu chuẩn (đường cao tốc đồng bằng dành riêng cho ô tô) và tốc độ của nó được quy định như sau:
- Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tốc độ quy định là 100 km/h, làn ngoài cùng là 90 km/h.
- Cao tốc Láng Hòa Lạc - Đại lộ Thăng Long, mỗi bên có 3 làn, quy định hạn chế tốc độ theo làn: 2 làn trong cùng là 100 km/h và làn ngoài cùng là 80 km/h.
- Đường Hà Nội đi Bắc Giang lại có một đặc thù khác. Đoạn Hà Nội đi Bắc Ninh cho cả xe máy đi vào và nó cũng có 3 làn, tốc độ quy định là 90 km/h, làn bên ngoài (rất ngạc nhiên) là 70 km/h, làn trong cùng là 90 km/h, thấp hơn cả tốc độ trung bình ở bất kỳ một con đường (tạm gọi là đường thấp tốc được bình thường khác, trung bình 80 km/h).
- Đường Võ Nguyên Giáp, đoạn từ gần với Đông Anh lên sân bay (đoạn không có xe máy lưu thông) cũng có 6 làn, mỗi bên 3 làn, quy định làn trong cùng là 90 km/h và 2 làn bên ngoài là 80 km/h.
- Đường từ Pháp Vân - Cầu Giẽ rồi đi tiếp các tỉnh phía Nam, đoạn từ Pháp Vân xuống Cầu Giẽ, mỗi bên 3 làn, tốc độ quy định là 100 km/h, nhưng đến đoạn từ Cầu Giẽ thì chỉ còn có 4 làn, mỗi bên 2 làn, tốc độ tối đa quy định là 120 km/h.
- Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một đường cao tốc mới, tốc độ tối đa quy định là 120 km/h.
- Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đoạn từ Nội Bài lên Yên Bái, tốc độ là 100 km/h.
Tôi nghĩ đang có một số vấn đề.
Thứ nhất, tính logic ở đâu khi các con đường cao tốc tỏa từ một thành phố đi lại có thể được vận hành với các tốc độ khác nhau?
Ở đây ngoại trừ đoạn đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang có thêm một điều kiện tương đối đặc thù là có xe máy đi vào, thế còn các tuyến đường khác đều là các tuyến chỉ dành cho ô tô và cùng một tiêu chuẩn đường cao tốc đồng bằng.
Vậy tại sao nó lại được vận hành với những tốc độ giới hạn khác nhau, khi mà được thiết kế theo những tiêu chuẩn giống nhau?
Khi xây dựng một con đường, thì phải có nghĩa vụ xây dựng con đường đúng với tiêu chuẩn đã thiết kế và đảm bảo để có thể vận hành được tiêu chuẩn thiết kế đó.
Bởi ở đây con đường không phải chỉ là đề an toàn, mà phải giúp cho xe cộ có thể đi lại tốc độ cao, để có thể tiết kiệm thời gian, hạn chế bớt chi phí xã hội. Việc vận hành con đường ở tốc độ thấp hơn là làm tổn hại đến chi phí của xã hội.
Thứ hai, với góc độ của cơ quan quản lý. Căn cứ vào đâu để cơ quan quản lý phê duyệt việc vận hành theo một cách hoàn toàn (tôi nghĩ là) tùy tiện và thiếu thống nhất như vậy? Ở đâu đó phải có những tiêu chuẩn một cách rõ ràng chứ?
Tại sao lại có những tuyến đường quy định tốc độ theo làn, có những tuyến đường thì quy định tốc độ cho cả con đường? Tại sao các con đường cùng một tiêu chuẩn lại được vận hành ở tốc độ khác nhau?
Tôi nghĩ đây là điều mà có lẽ Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ VN cần phải nghiêm túc nghiên cứu và có được một quy định thống nhất.
Đừng nên để những người Việt Nam bỡ ngỡ khi đi trên chính những con đường của đất nước mình và không hiểu tại sao các con đường của cùng một quốc gia, thậm chí cùng một vùng lại có thể được vận hành theo những tiêu chuẩn khác nhau như vậy!./.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.