Xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những mục tiêu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 vừa được Chính phủ ban hành.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
# Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ cho DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước được chậm nộp khoảng 20.000 tỷ thuế tiêu thụ đặc biệt trong 4 kỳ tính thuế từ tháng 6-9 năm 2022.
Còn Bộ NN&PTNT vừa kiến nghị Chính phủ chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế, để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân trong điều kiện giá phân bón tăng cao.
# Xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; …là một trong những mục tiêu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 vừa được Chính phủ ban hành.
Đánh giá tầm quan trọng của Chiến lược trong bối cảnh hiện nay, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương cho biết:
"Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước trong 10 năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động này còn một số tồn tại, hạn chế.
Do vậy, Chiến lược xuất nhập khẩu cho giai đoạn mới có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của phát triển xuất nhập khẩu.
Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020 cũng tính đến những xu hướng mới trong thương mại quốc tế, khai thác hiệu quả sức mạnh nội lực cũng như những cơ hội của quá trình hội nhập".
# Từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng cao nhất 0,7%/năm.
Còn theo Hiệp hội nhà thầu xây dựng VN, trong quý II, các nhà thầu vẫn đang gặp nhiều khó khăn bởi "bão" giá VLXD và không có đủ nhân công.
# Với lĩnh vực BĐS, theo Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), cần sớm hoàn thiện các chính sách về đất đai, nhất là Luật Đất đai 2013.
Trong đó, quy định rõ hơn về chính sách điều tiết giá trị đất đai, đấu giá, tái định cư, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
# Cục Hàng không đánh giá, từ đầu năm, thị trường hàng không nội địa đang dần phục hồi, nhưng lợi nhuận thị trường quốc tế vẫn sụt giảm.
Đáng chú ý, cùng với giá xăng tăng cao, nhu cầu đi lại của người dân thấp, đặc biệt là lái xe bỏ việc nhiều, đang khiến các DN taxi tại Hà Nội gặp cảnh thua lỗ, thu không đủ chi.
# Với thị trường hàng hóa đang được liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV. Trong tuần vừa qua, đà tăng của giá dầu thô không còn giữ được vai trò dẫn dắt thị trường hàng hóa toàn thế giới, khi lực bán áp đảo trên nhiều nhóm mặt hàng, từ nông sản, nguyên liệu công nghiệp, cho tới kim loại.
Chỉ số hàng hóa MXV-Index giảm 0,3% nhưng vẫn giữ được mốc 3.000 điểm, đóng cửa tuần ở 3.013 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng 17% lên mức trung bình 5.500 tỷ đồng mỗi phiên.
Mức giảm mạnh nhất đến từ mặt hàng dầu cọ thô đang liên thông với Sở Bursa, Malaysia, giảm hơn 10% xuống còn 1.465 USD/tấn. Các mặt hàng trong nhóm dầu thực vật đã hạ nhiệt sau đà tăng phi mã hồi cuối tháng 4. Giá dầu đậu tương cũng giảm 3,9% xuống còn 1.783 USD/tấn.
Cung cấp thêm các thông tin mà thị trường giao dịch hàng hóa cần phải chú ý trong tuần này, ông Đoàn Bảo Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết:
“Tuần này sẽ là một tuần cực kỳ bận rộn đối với các nhà đầu tư hàng hóa, khi thị trường sẽ có rất nhiều báo cáo quan trọng, tác động lên các nhóm mặt hàng khác nhau. Đối với dầu thô, sẽ có 3 báo cáo tháng của 3 tổ chức dầu uy tín nhất. Và cũng trong tối và đêm thứ năm tuần này, Bộ nông nghiệp Brazil và Mỹ sẽ lần lượt công bố các số liệu cung cầu nông sản của các nước này và triển vọng toàn thế giới”.
# Trong bối cảnh giá dầu và thực phẩm đang có xu hướng tăng cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông qua việc tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% sẽ cản trở nỗ lực phục hồi kinh tế của một số quốc gia, là nhận định của nhà kinh tế học Victor Alvarez:
"Điều này chắc chắn sẽ cản trở nỗ lực của một số quốc gia nhằm phục hồi nền kinh tế thông qua việc tăng cường đầu tư vào sản xuất.
Ví dụ, một số lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hoặc chi phí tài chính cao hơn.
Về sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích, cách tiếp cận của Mỹ sẽ dẫn đến sự gia tăng lớn hơn trong chi phí tài chính cuối cùng, điều này có tác động lớn nhất đến các nhóm dễ bị tổn thương trong nền kinh tế, chẳng hạn như các công ty vừa và nhỏ.
Các công ty không có khả năng trả nợ sẽ dễ dàng bị cưỡng chế các tài sản thế chấp”.
Theo nhà kinh tế học An-va-rét, cán cân thanh toán của nhiều nước có thể sẽ rơi vào trạng thái thâm hụt do các dòng vốn đầu tư tháo chạy, trong khi đó, giá dầu, giá lương thực tăng cao, sẽ đẩy một số nền kinh tế đối mặt với thực trạng nợ nước ngoài ngày càng nhiều hơn.
# Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) vừa khẳng định sẽ bám sát các kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu mỏ trong tháng 6 tới trong bối cảnh giá dầu thô tăng cao.
Còn Ủy ban châu Âu đang đề xuất những điều chỉnh trong lệnh cấm vận dầu của Nga nhằm có được sự đồng tình của Hungary, Slovakia và CH Séc.
Thị trường chứng khoán
# Với TTCK Mỹ, hiện S&P500 đang dừng lại ở ngưỡng 4.123 điểm, không thay đổi nhiều so với thứ Sáu liền trước tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với vùng đỉnh hình thành vào đầu năm 2022 (quanh mức 4.800 điểm).
# Còn ở trong nước, trên đồ thị tuần, sau khi nỗ lực hồi phục trong tuần cuối tháng 4, VN Index đã quay trở lại với trạng thái điều chỉnh khi lực cung gia tăng từ EMA 50 tuần.
# Theo SSI Reseach, với việc trend Giảm trung hạn đang được duy trì, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp đà điều chỉnh trong các phiên tới với vùng hỗ trợ gần là 1.320 – 1.300 điểm.
Trong tháng 5, nhiều khả năng VN Index sẽ hình thành mẫu hình 2 đáy và hồi phục trở lại, hoặc thu hẹp dần độ biến động và hình thành trạng thái side-way.
Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Từ giữa năm 2024, TP. Hà Nội đã thí điểm triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân và minh bạch trong thu phí trông giữ phương tiện.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.
Hàng chục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã được xử lý khắc phục kịp thời, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên, xử lý cầu yếu và tăng cường chất lượng mặt đường tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc về cơ bản hoàn tất, giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.