Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chậm khen thưởng chống dịch: Trách nhiệm trong quản lý

Minh Thùy - Trúc Thủy - 20/07/2022 | 11:22 (GTM + 7)

Đằng sau câu chuyện Sở Y tế TP.HCM chờ mòn mỏi nhiều tháng khoản tiền 19 tỷ đồng để chi thưởng cho đội ngũ nhân viên y tế, lực lượng tình nguyên viên tuyến đấu trong cuộc chiến với dịch COVID-19, dư luận còn băn khoăn về câu chuyện trách nhiệm trong quản lý nhà nước.

Sau thời gian trễ nải, vừa qua, UBND TP.HCM giao Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) phối hợp Sở Y tế thực hiện khen thưởng cho 40.000 nhân viên y tế, lực lượng tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn bằng nguồn kinh phí khen thưởng của TP.

Trước đó, tại hội nghị sơ kết kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm diễn ra ngày 29/6, Sở Y tế TP cho biết, UBND TP giao thực hiện việc khen thưởng này với số tiền dự tính khoảng 19 tỷ đồng nhưng chưa có kinh phí thực hiện. Nguyên nhân của việc chậm chi kinh phí khen thưởng là do sự đùn đẩy của các đơn vị liên quan.

Cụ thể, khi nhận được kiến nghị của Sở Y tế, Sở Tài Chính trả lời sẽ cấp cho Ban Thi đua - Khen thưởng nhưng Ban này thì trả lời chỉ cấp bằng khen và không có tiền thưởng. Việc này đã phần nào gây nên những bức xúc, xôn xao trong dư luận.

Vì việc này, Bí Thư Thành Ủy TPHCM ông Nguyễn Văn Nên đã gửi lời xin lỗi đến lực lượng tình nguyện phòng chống dịch, đồng thời thừa nhận các sở, ngành đã máy móc theo thủ tục hành chính, khiến việc khen thưởng này bị chậm: 

"Khen thưởng Y tế trong phòng chống dịch là chủ trương lớn của Đảng bộ TP. Ngay từ khi dịch chưa kết thúc, chưa kiểm soát được, chúng ta đã tính toán đến ngày kết thúc sẽ thực hiện.

Nhưng khi thực hiện công việc có tác động rất lớn mà hành động đó cũng thể hiện hành động tri ân, lẽ ra bằng mọi giá phải thực hiện cho được trong khi đó chúng ta lại máy móc, cứng nhắc theo thủ tục hành chính đơn thuần.

Đã nói, dịch bệnh đến là chưa từng có trong lịch sử, nhưng chủ trương, chính sách lúc bấy giờ của địa phương, kể cả Trung ương có những chính sách vượt khung pháp luật. Đó là trong tình huống đặc biệt, phải có chính sách đặc biệt". 

Lực lượng y tế tham gia chống dịch tại TP.HCM. Ảnh: Pháp luật

Lực lượng y tế tham gia chống dịch tại TP.HCM. Ảnh: Pháp luật

Ngay sau chỉ đạo của TP, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM bà Lê Thiện Quỳnh Như cho biết: Sở đã khẩn trương gửi tiền thưởng và giấy khen đến 29.000 cá nhân trong 40.000 cá nhân tham gia chống dịch và số còn lại vẫn đang tiếp tục thực hiện.

"Sau khi Bí Thư chỉ đạo khẩn trương khen thưởng cho 40.000 nhân viên chống dịch, đầu tiên thay mặt ngành Y tế TP, Phó Giáo sư Tiến sĩ Tăng Chí Thượng đã gửi thư nhằm tri ân quý đồng nghiệp đã kịp thời tiếp sức cho ngành y tế TP chiến đấu với đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và cũng gửi lời xin lỗi từ đáy lòng khi đã chậm gửi giấy khen và tiền thưởng đến quý đồng nghiệp trên cả nước.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, hiện tại Sở Y tế đã khẩn trương gửi giấy khen qua đường chuyển phát nhanh cũng như gửi tiền thưởng đến 29.000 cá nhân, thông qua tài khoản của 176 đơn vị là các Sở Y tế các tỉnh, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng và trường học", bà Lê Thiện Quỳnh Như nói.

Ảnh minh họa: VGP

Ảnh minh họa: VGP

Những nhìn nhận phê bình và những việc làm quyết liệt, tích cực của TP vừa qua đã phần nào là nguồn động viên lớn lao cho lực lượng nhân viên y tế và tình nguyện viên, trong bối cảnh hậu COVID-19 còn nhiều khó khăn:

"Đã từng tham gia chống dịch, điều mà mình cảm thấy hạnh phúc nhất là sự đồng lòng của mọi người. Nếu mà được nhìn nhận thì tôi cũng thấy vui, không thì cũng thấy rất bình thường, bởi vì tôi nghĩ đó cũng trách nhiệm của mỗi một công dân khi đất nước lâm nguy có chuyện, mình đóng góp bằng những khả năng mình có".

"Đối với bản thân mình thì thực sự từ lúc tham gia chống dịch không nghĩ là bản thân sẽ được khen thưởng hay được bất cứ gì. Mình cảm thấy rất vui vì TP.HCM vẫn còn nhớ và ghi nhận công lao đến các lực lượng và tình nguyện viên".

"Đội ngũ đáng được khen thưởng nhất, đó là đội ngũ y bác sĩ. Họ đã gác lại gia đình, gác lại mọi thứ để có thể xông thẳng vào tâm dịch trong thời điểm đó. Khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo TPHCM đến đội ngũ y tế cũng như là tình nguyện viên thì mình cảm thấy tự hào về điều đó".

Được biết, trong 4 tháng cao điểm dịch COVID-19 tại TP.HCM, khoảng 166 các đoàn, đơn vị y tế và hàng chục nghìn cán bộ, bác sĩ ngành y trên cả nước đã tình nguyện xung phong đến hỗ trợ cho thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chưa kể đến rất nhiều hoạt động thiện nguyện khác của người dân từ các tỉnh đã góp sức cho thành phố vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn.

Theo Chuyên gia văn hóa Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, đây là một hành động tự giác cao của người công dân, mang tính nhân văn và tinh thần dân tộc sâu sắc, cần được công nhận và khen thưởng kịp thời. Việc này không chỉ là đền đáp xứng đáng cho đội ngũ y bác sĩ trong hoạt động công tác của ngành mà còn là những chính sách đúng đắn cần được phát huy trong thời gian tới.

"TP.HCM khen thưởng cho những người trong phòng chống dịch, tính về xã hội là chậm nhưng tính về sự cố gắng của tổ chức nhà nước là tích cực và tương đối kịp thời của bao nhiêu con người chống dịch mà bây giờ vẫn đang tiếp tục.

Như vậy, khi gặp dịch bệnh, những người quên thân mình xung phong vào, từ cái "áo lành đùm áo rách" thì đến nay là cái nhân văn lớn nhất của người Việt.

Tôi cho rằng, phong trào chống dịch vừa rồi cần phải phát huy tiếp và trở thành những khẩu hiệu, những chủ trương cứu những người bệnh nan y trong phong trào y tế", ông Vũ Gia Hiền nói.

Việc chậm khen thưởng cho nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch COVID-19 vừa qua tại TP.HCM còn là bài học nhân văn bức thiết trong việc xây dựng văn hóa, giáo dục và công bằng xã hội.

Việc chậm khen thưởng cho nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch COVID-19 vừa qua tại TP.HCM còn là bài học nhân văn bức thiết trong việc xây dựng văn hóa, giáo dục và công bằng xã hội.

Việc chậm khen thưởng cho nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch COVID-19 vừa qua tại TP.HCM nói riêng, đây không chỉ là vấn đề trách nhiệm của nhà nước, câu chuyện “đền ơn đáp nghĩa”, mà còn là bài học nhân văn bức thiết trong việc xây dựng văn hóa, giáo dục và công bằng xã hội.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Tri ân, khen thưởng trong phòng chống dịch, đừng đùn đẩy để trễ nải”.

Đến thời điểm này, dịch COVID-19 trên cả nước và TP.HCM đã dần được kiểm soát, từng bước chuyển dần qua trạng thái bình thường mới, tạo đà cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Có thể nói, để đạt được kết quả này, không chỉ là nỗ lực, cố gắng của chính quyền các địa phương, trong đó có TP.HCM, mà còn phải kể đến sự hỗ trợ, đóng góp quý báu của nhân viên y tế, lực lượng tình nguyện tuyến đầu đã và đang sẵn sàng hi sinh xung phong vào mặt trận chống dịch đầy nguy hiểm.

Đến nay, những nghĩa tình to lớn ấy được đền đáp, theo kế hoạch và kinh phí khen thưởng đã được duyệt khoảng 19 tỷ đồng cho 40.000 cá nhân tình nguyện. Tính ra chưa đến 500.000 đồng cho một người.

Trong bối cảnh đặc biệt, đất nước gặp khó khăn như trận dịch bệnh COVID-19 lịch sử vừa qua, việc người dân, đội ngũ y bác sĩ tham gia chống dịch là hành động xuất phát từ tấm lòng, tình thương nghề nghiệp, từ truyền thống văn hóa tốt đẹp và cũng là trách nhiệm vốn có của một công dân đối với đất nước.

Nhưng trách nhiệm của ngành y, của chính quyền là tri ân, khen thưởng một cách xứng đáng cho những đóng góp và hi sinh của họ để thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước ta là biểu dương những người làm tốt, khuyến khích những việc làm hay, dù nhỏ nhất.

Đặc biệt là sau giai đoạn dịch bệnh, Ngành Y và người làm nghề y đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về kinh phí trong cuộc sống, phải nghỉ việc hoặc chuyển công hàng loạt thời gian qua.

Do đó, việc TP.HCM khen thưởng tuy có muộn nhưng số tiền động viên ít ỏi ấy đến được người có thành tích, nhất là lực lượng tuyến đầu chống COVID-19 là rất cần thiết và đúng đắn. Vì có thể khẳng định, phong trào và tinh thần chống dịch vừa qua đã thể hiện được triết lý sống, tinh thần nhân văn; trở thành chuẩn mực của cộng đồng trong các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện nói riêng và nếp sống, đạo đức nói chung; từ đó tạo nên giá trị cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc Lãnh đạo thành phố thẳng thắn nhìn nhận, chấn chỉnh trách nhiệm của từng đơn vị liên quan như Sở Tài Chính, Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Y tế trong sự chậm trễ này được cho là vô cùng kịp thời.

Tuy nhiên, qua sự việc này có thể thấy rằng, dù thành phố đã đặt ra quyết tâm cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn còn một số  hạn chế cần khắc phục vì vẫn tồn tại sự đùn đẩy trong công việc, “vòng vo” trách nhiệm giữa các đơn vị có thẩm quyền. Bởi chỉ một việc làm khen thưởng nhưng lại qua lắm Ban, nhiều Ngành  thực hiện dẫn đến những thủ tục hành chính rườm rà, máy móc, mà người có thành tích vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi vì những bất cập trong quản lý nhà nước.

Điều này, đòi hỏi thời gian tới, các cấp Lãnh đạo trong cơ quan quản lý cần phải giám sát chặt chẽ hơn khi ban hành các chính sách, cũng như giao việc cho các cá nhân, đơn vị thực hiện. Tránh tình trạng ban hành nhưng thực thi chậm hoặc kém hiệu quả.

Câu chuyện “nợ khen thưởng ngành y” vừa qua cho thấy, việc khen thưởng động viên những người làm tốt hay nhắc nhở, phê bình những người cá nhân, tổ chức lơ là, chủ quan, chưa làm tròn trách nhiệm là việc làm cần thiết, nhân văn và tạo được sự minh bạch, công bằng trong xã hội.

Để từ đó sắp tới, những nơi, những điều nguy cấp có thể xảy ra nhiều người vẫn không ngại ngần xông pha lên tuyến đầu cho sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Đó không chỉ là nguyên tắc vận hành của nhà nước, mà còn là câu chuyện đạo lý dân tộc, mong ước của nhân dân./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //