Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bảo vệ môi trường sinh thái, giới hạn nào cho khai thác du lịch?

Kênh VOV Giao thông - 03/09/2022 | 17:04 (GTM + 7)

Thời gian qua, nhiều hoạt động du lịch có nguy cơ tác động tới hệ sinh thái; gần đây nhất là tour du lịch ngắm cá voi ở Bình Định hay sự suy thoái của rạn san hô Nha Trang đang gây xôn xao dư luận.

Thấy gì qua tour du lịch ngắm cá voi ở Bình Định; sự suy thoái của rạn san hô Hòn Mun, Nha Trang

Rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun đang bị suy giảm nghiêm trọng - Ảnh Thanh Niên

Rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun đang bị suy giảm nghiêm trọng - Ảnh Thanh Niên

Thời gian qua, nhiều hoạt động du lịch có nguy cơ tác động tới hệ sinh thái; gần đây nhất là tour du lịch ngắm cá voi ở Bình Định hay sự suy thoái của rạn san hô Nha Trang gây xôn xao dư luận, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng, nếu hoạt động du lịch tự phát, không có quy củ, thiếu sự kiểm soát chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường, gây tổn hại thiên nhiên.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, TS Nguyễn Hữu Huân, Viện Hải dương học Nha Trang phân tích, việc tổ chức tour ngắm cá voi khổng lồ ở Bình Định như thế nào cho an toàn đối với du khách và cả môi trường sống của cá là cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Nếu phát triển ồ ạt, tự phát hoặc các đơn vị không có chuyên môn thì sẽ không tốt và không bền vững:

“Nếu mình làm không có bài bản, không có cơ sở thì du khách đến gần quá trong khi cá voi hiền nhưng rất lớn sẽ nguy hiểm cho du khách; thứ hai là hoạt động của tàu thuyền mà ảnh hưởng đến đường bơi của nó thì nó sẽ bỏ đi, nó đến vài hôm rồi nó bỏ đi thì làm sao xây dựng du lịch bền vững nên cần nghiên cứu và có phương án phát triển du lịch an toàn và bền vững”.

Trong khi đó, là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới và chứa đựng hầu hết các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, nhất là rạn san hô nhưng vịnh Nha Trang đang khiến nhiều người cảm thấy xót xa khi các rạn san hô trong vịnh đã chết hàng loạt, đến mức phải tạm dừng lặn biển ngắm san hô tại Hòn Mun.

Theo phân tích của TS Nguyễn Hữu Huân, Viện Hải dương học Nha Trang, sự tác động thô bạo của con người với những khu resort mọc lên ven biển, những công trình phục vụ khách du lịch đã ảnh hưởng rất lớn đến rạn san hô vịnh. Đồng thời, các hoạt động du lịch Nha Trang tăng trưởng nóng, trong đó chỉ tập trung khai thác du lịch biển đảo như lặn biển, neo đậu tàu thuyền, xả nước thải du lịch… đã khiến rạn san hô đã và đang chết dần.

Nhiều vùng san hô tại khu bảo tồn Hòn Mun bị xóa trắng - Ảnh Thanh Niên

Nhiều vùng san hô tại khu bảo tồn Hòn Mun bị xóa trắng - Ảnh Thanh Niên

TS Nguyễn Tác An, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam đề nghị: “Hoạt động du lịch mang lại nhiều lợi ích nhưng cần lưu ý cách tổ chức hoạt động tham quan biển tại các vùng bảo tồn hay hệ sinh thái đặc biệt như san hô cần nghiêm túc và chú ý đến yếu tố môi trường. Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng phải nghiên cứu cho kỹ, khi cấp phép cho các công trình đó phải tính được những tổn hại đến rạn san hô”

Không ai muốn đến ngắm những rạn san hô chết hay những bãi biển đầy rác, nhưng thực tế quá trình phát triển du lịch quá nóng đã làm tổn hại lớn môi trường sinh thái.

Chuyên gia du lịch Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ về nguyên nhân của thực tế này: “Các cơ sở kinh doanh tại địa phương vì cái lợi trước mắt, các ban quản lý buông lỏng nên quên đi bảo vệ tài nguyên thiên nhiên du lịch nên làm phá hủy tài nguyên du lịch rất nhiều; nó diễn ra nhiều năm ở nhiều địa điểm, tỉnh thành khác nhau. Từ trước dịch Covid, du lịch Việt Nam đã phát triển nóng, đặt ra việc mất cân đối giữa phát triển du lịch nóng và phải phát triển du lịch bền vững”

Theo các chuyên gia, không chỉ phá hủy rạn san hô, sự phát triển du lịch "nóng" còn tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên như suy giảm diện tích rừng, chia cắt sinh cảnh…làm ảnh hưởng các loài thực vật, động vật. Thực tế cho thấy, phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Xử phạt là giải pháp căn cơ ngăn chặn các hoạt động du lịch gây hại đến môi trường

Ảnh minh họa TTXVN

Ảnh minh họa TTXVN

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Miều, Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

PV: Thưa ông, để ngăn chặn và xử lý các hoạt động du lịch gây tổn hại đến môi trường sinh thái, cần những giải pháp gì? 

Ông Trần Văn Miều: Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã nói đến xử phạt hành chính nhưng tôi thấy là đấy là những giải pháp về mặt pháp lý. Để thực hiện được tôi cho rằng chắc chắn Bộ tài nguyên môi trường cũng như ngành tài nguyên môi trường các cấp phải có những quy định cụ thể hơn. Tôi đánh giá xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là giải pháp căn cơ quan trọng nhưng để thực hiện ngay, chắc chắn cũng rất khó khăn. 

Như vậy phải có những giải pháp đồng bộ, truyền thông nâng cao nhận thức, sau đó xây dựng những mô hình mẫu, sau đó tổ chức về kiểm tra giám sát và tổ chức lực lượng xử phạt. Khi xử phạt rồi chắc chắn người ta mới có thói quen tốt, thì mới đi đến tích cực được.

PV: Giới hạn nào cho khai thác du lịch để bảo vệ môi trường thưa ông?

Ông Trần Văn Miều: Chúng ta phải có quy hoạch. Vùng nào du lịch cái gì. Du lịch đó đi đôi phải có những quy định rất cụ thể, có những thiết kế cụ thể về tuyến du lịch. Do đó, để có những tuyến du lịch chắc chắn ngành du lịch phải làm những việc đó.

Thứ ba phải có sự giám sát của các ngành chức năng và giám sát của cộng đồng. Giám sát cộng đồng rất quan trọng nhưng hiện nay chưa phát huy được vai trò của giám sát cộng đồng trong đánh giá tác động của ngành kinh tế, trong đó có du lịch đối với môi trường.

Tôi cho rằng nếu thực hiện được nhiều giải pháp như thế chắc chắn đưa du lịch vào nề nếp và du lịch phát huy được, đấy gọi là du lịch bền vững, du lịch xanh.

PV: Xin cảm ơn ông! 

Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

// //