Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bảo vệ cảnh quan, sinh thái tại các di tích dịp cao điểm lễ hội Xuân

Hoàng Hà - 01/02/2023 | 18:55 (GTM + 7)

3 năm đại dịch khiến cho các hoạt động tín ngưỡng bị hạn chế, năm nay hầu hết các lễ hội đã hoạt động trở lại, phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Những ngày tết vừa qua tại nhiều di tích, thắng cảnh đã ghi nhận một lượng lớn du khách đổ về du xuân, lễ Phật.

Cùng với sự gia tăng về lượng khách thì rác thải từ hoạt động du lịch cũng tăng theo, đồng thời đe dọa đến cảnh quan môi trường và hệ sinh thái tại các điểm đến này. Nhiều phương án đã được các địa phương đưa ra để bảo vệ cảnh quan, sinh thái trong cao điểm du lịch tết.  

Chùa Hương (thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội) nổi tiếng là điểm du lịch và văn hóa tâm linh được du khách trong nước và nước ngoài lựa chọn để du xuân mỗi dịp đầu xuân năm mới. Điều này tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho địa phương, nhưng cũng tạo sức ép rất lớn đến môi trường, cảnh quan tự nhiên nơi đây.

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, dự báo lượng khách về chùa Hương dịp Tết sẽ tăng nên địa phương đã lên kế hoạch tuyên truyền cho các hộ kinh doanh trong khu di tích và trên suối Yến từ trước tết:

"Đối với cảnh quan và sinh thái chúng tôi đã tuyên truyền ngay từ trước tết đối với các hộ dân kinh doanh và đặt các biển cảnh báo, khuyến cáo du khách không nên xả rác, vứt rác xuống suối làm ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời chúng tôi có 1 tổ liên ngành thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và tuyên tuyền đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy và đảm bảo lễ hội được diễn ra tốt nhất và an toàn nhất".

Ảnh: Hoàng Hà

Ảnh: Hoàng Hà

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) cũng là một điểm đến được người dân thập phương lựa chọn cho hành trình du xuân, lễ Phật đầu năm.

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu di tích chia sẻ, các phương án đảm bảo ANTT, bảo vệ cảnh quan môi trường đã được Ban quản lý xây dựng và triển khai từ rất sớm: "Chúng tôi bổ đã sung trang thiết bị để xử lý rác thải, nâng cấp và xây mới các công trình vệ sinh công cộng, trồng bổ sung các loại cây để cảnh quan Côn Sơn- Kiếp Bạc luôn xanh sạch đẹp.

Thứ hai chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở du khách thực hiện nếp sống văn minh lễ hội, bỏ rác đúng nơi quy định. Thứ ba phối hợp với các đơn vị chức năng, tăng cường công tác giám sát tuần tra ở các điểm di tích, rừng Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, hạn chế việc xâm hại đến cảnh quan di tích".

Khuyến cáo bỏ rác đúng nơi quy định tại Lễ hội chùa Hương. Ảnh: Hoàng Hà

Khuyến cáo bỏ rác đúng nơi quy định tại Lễ hội chùa Hương. Ảnh: Hoàng Hà

Yên Tử cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ dịp đầu xuân, nơi đây không chỉ nổi tiếng về tâm linh mà cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn khá hoang sơ và trữ tình. Dù hiện nay đã có hệ thống cáp treo hiện đại nhưng nhiều du khách vẫn thích leo bộ để khám phá di tích và rừng quốc gia Yên Tử, điều này khiến cho nguy cơ cháy rừng, xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên là rất cao.

Dự báo trước tình hình, Ban quản lý danh thắng Yên Tử đã phối hợp với địa phương tăng cường lực lượng quản lý, giám sát và hướng dẫn du khách trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích và phòng chống cháy nổ.

Ông Lưu Quang Trung, Phó Trưởng ban Quản lý Khu danh thắng Yên Tử cho biết: "Dọc tuyến có các biển chỉ dẫn, các biển cấm sử dụng lửa và có các tổ tuần tra thường xuyên nhắc nhở khách về với Yên Tử nghiêm túc trong việc sử dụng lửa. Chúng tôi quản lý rất chặt chẽ nên trong những năm qua không để xảy ra một vụ cháy rừng nào tại rừng quốc gia Yên Tử".

Sự nỗ lực của các lực lượng chức năng là chưa đủ, để bảo vệ cảnh quan di tích cần sự thay đổi từ ý thức tự giác của mỗi cá nhân, mỗi du khách khi đi du xuân, lễ Phật./.

Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //