Hà Nội: Đề xuất nâng mức phạt gấp 2 lần so với Nghị định 168
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự án, dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Theo kết quả quan trắc ô nhiễm không khí thời gian qua trên địa bàn Tp.HCM tại 20 vị trí cho thấy, ô nhiễm bụi, nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí vẫn ở mức cao.Theo cáo báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, chất lượng không khí tại Tp.HCM đang ở mức báo động.
“Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”, có thể mượn lời văn này của nhà văn Tô Hoài trong một tác phẩm văn học, để nói về không khí tại Tp.HCM trong giờ cao điểm! Bởi không khó nhận ra bầu không khí ngột ngạt, khói bụi mờ mịt bao trùm một số khu vực tại nội ô thành phố khiến người dân lo lắng.
"Có những ngày không chịu nổi, tắc đường thường xuyên, mình nhích từng chút, hít thở khó khăn vô cùng".
"Mình cứ thấy không khí nó vẩn đục sao đâu đó. Mắt thấy khó chịu, mà mũi cũng khó chịu. Mình ra đường bịt kín cứ như “ninja” ấy".
"Đeo khẩu trang vẫn thấy không nhằm nhò gì. 12h00 trưa ra đường mình vẫn thấy lớp bụi mờ mờ trắng trắng. Có mấy chiếc xe chạy qua 1 cái là quá trời bụi, bụi đen kịt thấy ghê lắm".
Đáng nói, ở một số khu vực giao thông trọng điểm, phóng viên ghi nhận không ít biển thông báo chất lượng chuyển sang màu đỏ - mức nguy hiểm với sức khoẻ con người.
Ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ giao thông vận tải đánh giá:
"Ô nhiễm môi trường đã được biểu đồ ô nhiễm môi trường PT cập nhật hàng ngày. Với tỉ lệ xe máy chiếm 90% lưu thông như hiện nay thì lượng khí thải rất là nhiều. Cái biểu đồ ấy đã thể hiện rõ trong các báo cáo môi trường hàng ngày của thành phố. Đặc biệt là những hôm nóng bức ngày càng lên cao"...
Thật vậy, tại các đô thị lớn của Việt Nam, điển hình là Tp.HCM, ô nhiễm giao thông chiếm khoảng 70% tổng lượng phát thải của cả thành phố, nồng độ khí thải ở các đường giao thông, khu vực đông dân cư vượt ngưỡng cho phép khá nhiều lần.
Theo các thống kê mới nhất, Tp.HCM hiện có hơn 9 triệu xe máy, và 500 ngàn xe ô tô các loại… Các phương tiện vận tải sử dụng dầu diesel, nhiên liệu xăng hoặc có nguồn gốc hoá thạch đã thải ra lượng lớn khí NO, CO2, SO2 rất lớn.
Bên cạnh nguyên nhân từ giao thông, ô nhiễm không khí còn do các hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động xây dựng, sản xuất nông nghiệp và làng nghềchôn lấp và xử lý chất thải rắn… từ hơn 1000 nhà máy, xí nghiệp sản xuất.
PGS TS Phan An, Viện KHXH vùng Nam Bộ nhìn nhận:
"Đây là vấn đề không chỉ của Việt Nam, của Tp.HCM, Hà Nội mà còn của những nước khác, nhất là các nước châu Á. Những năm trước, vấn đề này đã nói rồi, nhưng hiện nay nó gây bức xúc. Thấy ngay, rất rõ ràng chất lượng không khí tác động đến chất lượng không khí người dân và chúng ta phải đặt vấn đề này nghiêm túc, bằng các biện pháp. Tôi cảm thấy hình như chúng ta vẫn chưa thấy nguy cơ này, chúng ta vẫn coi thường ô nhiễm không khí. Các cơ quan, ban ngành liên quan phải có biện pháp giải quyết ngay tức thì".
Trong khi giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chưa có thì chúng ta đang từng ngày chịu hậu quả mà mắt thường không nhìn thấy. Cụ thể, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của cư dân đô thị đang bị “đe doạ” bởi rất nhiều những bệnh liên quan, đặc biệt là hô hấp và nhiều bệnh lý khác cũng tăng mạnh. Nói về lầm tưởng hiện nay của một số người về hậu quả của ô nhiễm không khí, TS Bác sĩ Phạm Lê Duy – Đại học Y Dược Tp.HCM cho biết:
"Tác động không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến toàn thân của mình, tất cả cơ quan như da, phổi, hệ tim mạch. Ô nhiễm không khí nó xảy ra hiện tượng viêm trong phổi, hen suyễn, COPD… Ngoài ra, nặng hơn có thể gây ung thư phổi, hạt bụi mịn PM2.5 hay 0.1 thì nó còn ảnh hưởng da, vấn đề tim mạch. Nhiều người nghĩ ô nhiễm không khí chỉ ảnh hưởng đến hô hấp thì không phải!".
TS Bác sĩ Phạm Lê Duy – Đại học Y Dược Tp.HCM cũng cho biết, đa phần loại khẩu trang vải, khẩu trang y tế trên thị trường cũng chỉ có tác dụng chống nắng, ngăn cản chỉ một phần nào đó khói bụi, do đó sức khoẻ người dân đang có nguy cơ bị đe doạ thường trực.
Các thống kê gần đây nhất của, WHO cho dân số chung, các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí liên quan đến ung thư phổi chiếm 30%, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (hay còn gọi là CPD hay COP) chiếm 40-45%. Các con số này đã dóng lên hồi chuông báo động tình trạng ô nhiễm không khí tại Tp.HCM cũng như các đô thị lớn hiện nay.
Ô nhiễm không khí và cái giá phải trả
Báo động ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung đã có từ những năm trước. Có chăng là thời gian gần đây, khi nắng nóng đỉnh điểm với tia cực tím vượt ngưỡng, các bệnh lý liên quan tăng mạnh… thì cư dân đô thị mới nhìn thấy rõ và quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường.
Rõ ràng, ô nhiễm không khí ở mức báo động đã và đang là thực trạng chung của nhiều nước, nhất là các nước Châu Á. Có thể kể đến hàng loạt những vấn đề kinh tế - xã hội bất ổn đã nảy sinh: Ô nhiễm không khí ở Ấn Độ cao hơn 50 lần mức độ cho phép; ô nhiễm không khí từng đe doạ Asian Games ở Indonesia;ô nhiễm không khí kỷ lục, Thái Lan phải đóng cửa hơn 400 trường học; doanh nghiệp châu Á chật vật giữ người tài vì ô nhiễm không khí…
Bài học từ các nước bạn với những tổn thất quá lớn do ô nhiễm không khí đáng để chúng ta nhìn nhận và suy ngẫm! Mới đây, theo WHO, ô nhiễm không khí khiến khoảng 7 triệu trẻ sinh non tử vong mỗi năm, trong đó có 1,5 triệu ca tử vong ở khu vực Nam và Đông Nam Á.
Thực trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí thực sự là một thách nhức với cơ quan chuyên trách trong việc nâng cao trách nhiệm và triển khai các giải pháp để có thể ứng phó chứ không dừng lại ở các hoạt động tuyên truyền đơn thuần, cần tránh khẩu hiệu chung chung và mang tính hô hào.
Trước hết, chúng ta cần có những đánh giá cụ thể về tác động môi trường và tác động đến sức khỏe do ô nhiễm không khí gây ra; đồng thời truyền thông,hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; quan trắc, giám sát chất lượng không khí ngoài trời và trong nhà...
Song song đó, việc bảo vệ và thúc đẩy trồng cây phủ xanh đô thị phải được quan tâm đúng mức; kiềm chế tốc độ “bê tông hoá” tại đô thị, các công trình giao thông, công trình xây dựng phải được che chắn, giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; trong sinh hoạt sản xuất, cần tuân thủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, đẩy nhanh việc cải tiến phương pháp chôn lấp rác, xây dựng các nhà máy đốt rác, xử lý rác tiên tiến, không chỉ chạy theo lợi ích kinh tế…
Quan trọng hơn hết, là việc kiểm soát phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng vì lợi ích kinh tế cũng như môi trường, đẩy nhanh hiệu quả từ việc thaythếxăng A92 bằng xăng E95. Ngoài ra, thành phố cũng cần triển khai đồng bộ hơn nữa các đề án nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Được biết, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định 16 về lộ trình áp tiêu chuẩn khí thải đối với ôtô tham gia giao thông và ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam. Khi và chỉ khi các giải pháp này được đảm bảo, chất lượng không khí tại TP HCM nói riêng, các đô thị nói chung mới được cải thiện.
Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng, chống ô nhiễm không khí không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho cơ quan hữu quan, mà mỗi người dân cần có ý thức để bảo vệ môi trường.Tp.HCM, Hà Nội hay các thành phố lớn khác đều là những đầu tàu kinh tế, những nơi đáng sống.
Và đã đến lúc, những cư dân đô thị cần thể hiện tình yêu và giữ gìn môi trường này, nơi mình gắn bó, làm việc và mưu sinh. Hãy nhớ rằng, không chỉ ô nhiễm không khí, các vấn đề khác vẫn đang xảy ra. Khi lá phổi xanh của trái đất thu hẹp, cũng là lúc lá phổi của mỗi chúng ta tổn thương và thoi thóp từng ngày.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự án, dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn.
Câu chuyện dài về hành trình gần 10 năm đi tìm công lý của 230 hộ dân Thanh Trì (Hà Nội). Hơn 50.000 m2 đất canh tác nông nghiệp dài hạn do nhà nước giao cho họ bỗng chốc bị “phù phép” chuyển quyền sử dụng cho một công ty danh tiếng, đang đảm nhiệm những dự án quy mô, trọng yếu tại Thủ đô.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 vừa có văn bản gửi Công an TP.HCM về sự việc một nam thanh niên dùng tay nắm treo trần và thanh sắt dọc trần toa tàu điện đường sắt đô thị để làm các động tác tập thể dục vào ngày 24/01vừa qua.
UBND TP Hà Nội đề xuất nâng mức phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168 với 107 hành vi vi phạm, áp dụng từ tháng 7/2025.
Dự báo hành khách qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất trong ngày 27 tháng Chạp vẫn ở mức cao, các đơn vị phục vụ đã tăng cường nhân sự để hỗ trợ người dân đi lại.
Sở GTVT TP. Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025”, quận Nam Từ Liêm.
Cầu Rạch Miễu, nằm trên tuyến Quốc lộ 60 thuộc địa bàn 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang được xem là một trong những tuyến giao thông huyết mạch lưu thông về miền Tây. Với vị trí trọng yếu trên lộ trình lưu thông về miền Tây, cây cầu này thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết.